Bổ sung khai thác mỏ đất tại núi Động Nỏ: Vì sao chính quyền và người dân cùng “từ chối”?!

(Baohatinh.vn) - Cho rằng thời gian qua có những bất cập trong hoạt động khai thác mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn, người dân cùng chính quyền xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã phản đối việc đưa vào kế hoạch đấu giá thêm mỏ đất tại núi Động Nỏ.

Bổ sung khai thác mỏ đất tại núi Động Nỏ: Vì sao chính quyền và người dân cùng “từ chối”?!

Khu vực núi Động Nỏ (thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc, Lộc Hà) - nơi được đề xuất bổ sung mỏ đất san lấp hiện có 3 mỏ khai thác khoáng sản và 1 bãi rác tập trung của huyện đang hoạt động

Người dân bất an

Căn cứ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT Hà Tĩnh dự kiến 17 khu vực mỏ đề xuất UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2020, trong đó có mỏ đất san lấp tại núi Động Nỏ (thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà).

Tuy nhiên, điều này đang gây lo lắng cho hơn 40 hộ dân sống gần kề núi Động Nỏ khi ngay tại địa bàn thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc đang có 3 mỏ khai thác khoáng sản (2 mỏ đá, 1 mỏ đất) hoạt động.

Bổ sung khai thác mỏ đất tại núi Động Nỏ: Vì sao chính quyền và người dân cùng “từ chối”?!

Người dân thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc (Lộc Hà) sống cạnh các mỏ vật liệu xây dựng phản đối việc đưa vào kế hoạch đấu giá mỏ đất tại núi Động Nỏ.

Gia đình anh Hồ Sỹ Trường (thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc) từ nhiều năm nay sống bất an bên mỏ đá tại núi Động Nỏ thì nay lại đứng ngồi không yên khi được tin sẽ có thêm một mỏ đất san lấp tại núi này được đưa vào kế hoạch đấu giá.

Bổ sung khai thác mỏ đất tại núi Động Nỏ: Vì sao chính quyền và người dân cùng “từ chối”?!

Từ những lần nổ mìn khai thác khoáng sản, khu chăn nuôi sản xuất của gia đình Hồ Sỹ Trường bị nứt nẻ nhiều nơi.

Anh Trường cho biết, hiện gia đình có trang trại chăn nuôi quy mô lớn với 1.200 con lợn cùng 1.000 con gà, 30 con bò đang cho lợi nhuận hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản gần đó khiến công việc chăn nuôi và đời sống của gia đình chịu nhiều ảnh hưởng.

“Nhà cửa hư hỏng, bể nước nứt gãy, kính vỡ liên tục. Mỗi lần nổ mìn khai thác đá là lợn, bò, gà nhảy toán loạn. Chưa kể trước đây chúng tôi chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm thì sau khi có các mỏ hoạt động là nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Giờ có thêm một mỏ khai thác ở đây nữa thì dân không thể nào yên tâm sinh sống, làm ăn được” - anh Trường cho biết.

Video: Anh Hồ Sỹ Trường chia sẻ sự bất an khi nhiều năm sống cạnh mỏ đá tại núi Động Nỏ

Còn anh Diệp Xuân Chiến (thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc) bày tỏ: “Giờ thêm mỏ đất ở đây thì ruộng vườn đành phải bỏ hoang vì bụi đá có trồng cây gì cũng không thu hoạch được. Rồi người dân sẽ không biết sẽ làm gì để sống”.

Khi khai thác mỏ, không riêng những người dân sống cận kề bị ảnh hưởng mà cả những khu vực xung quanh cũng bị “vạ lây”. Riêng thôn Thượng Phú (xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà) đã có 3 mỏ khoáng sản đang khai thác và một bãi rác tập trung của huyện hoạt động hàng ngày nên lượng phương tiện vận tải lưu thông rất lớn, phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong thôn và các vùng lân cận.

Chính quyền đồng thuận cùng người dân

Bổ sung khai thác mỏ đất tại núi Động Nỏ: Vì sao chính quyền và người dân cùng “từ chối”?!

Các ống dẫn nước ngầm cũng khô kiệt sau khi có nhiều mỏ khai thác vật liệu xây dựng xuất hiện trên địa bàn.

Sau khi phối hợp tiến hành kiểm tra thực địa, làm việc để góp ý về việc đưa vào kế hoạch đấu giá mỏ đất, UBND xã Hồng Lộc cũng đã đưa ra những ý kiến đồng thuận cùng người dân.

Báo cáo số 90/BC-UBND ngày 27/11/2020 của UBND xã Hồng Lộc về việc không đồng ý đưa vào kế hoạch đấu giá mỏ đất tại xã nêu rõ: địa điểm mà Sở TN&MT đề xuất đưa vào đấu giá khai thác khoáng sản là một quả đồi nhỏ, phía Đông chân đồi là vùng quy hoạch nghĩa trang các dòng họ trong khi phía Tây đồi là vùng quy hoạch trang trại chăn nuôi tập trung và khu xử lý rác thải của huyện Lộc Hà.

Nhiều năm qua, các mỏ khai thác trên địa bàn xã không tuân thủ đầy đủ quy định về khai thác mỏ như không khai thác đúng hồ sơ thiết kế, khai thác vượt phạm vi, ranh giới mỏ được cấp phép, không tuân thủ việc đảm bảo vệ sinh gây ô nhiễm môi trường; nhiều xe trọng tải lớn làm hư hỏng đường giao thông... gây bức xúc cho người dân.

Video: Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc nói về việc không đồng tình đưa vào kế hoạch đấu giá mỏ đất tại núi Động Nỏ

Một số mỏ sau khi hết hạn cấp phép đã không thực hiện đúng quy trình đóng cửa mỏ, không thực hiện phục hồi môi trường theo quy định, không trồng cây xanh, khai thác không phân tầng theo thiết kế dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, đá.

Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc Lê Viết Bình chia sẻ: “Ngay từ đầu, địa phương đã có ý kiến không nhất trí việc quy hoạch mỏ đất san lấp tại núi Động Nỏ. Xét thấy những lý do không phù hợp, mong mỏi của người dân, UBND xã không đồng ý với việc đưa mỏ đất san lấp trên địa bàn xã vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản”.

Sau khi có chủ trương rà soát bổ sung mỏ khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, huyện Lộc Hà đã rà soát và xét thấy trên địa bàn huyện chỉ có điểm núi ở xã Hồng Lộc đủ điều kiện để bổ sung khai thác đất san lấp phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện. Về việc cho ý kiến triển khai kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, sau khi UBND xã Hồng Lộc không đồng tình thì huyện sẽ không đề xuất đưa vào kế hoạch đấu giá nữa.

Ông Trần Quốc Tuấn - Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Lộc Hà

Chủ đề Bạn đọc viết

Chủ đề Đấu giá

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.