Bộ Y tế giám sát phòng, chống bệnh tay chân miệng tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Bộ Y tế vừa quyết định thành lập 7 đoàn đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết và tay chân miệng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, trong đó có Hà Tĩnh.

Theo đó, Đoàn 1 đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết và tay chân miệng các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh. Thành phần đoàn gồm lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Bộ Y tế giám sát phòng, chống bệnh tay chân miệng tại Hà Tĩnh

6 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 12.600.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Đoàn 2 đi kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh: An Giang, Kiên Giang. Thành phần đoàn gồm lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế, đại diện Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh.

Đoàn 3 đi kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thành phần đoàn gồm lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, đại diện Viện Pasteur TP Hồ chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh.

Đoàn 4 đi kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh: Sóc Trăng, Tiền Giang. Thành phần đoàn gồm lãnh đạo Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Viện Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.

Đoàn 5 đi kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận. Thành phần gồm lãnh đạo Viện Pasteur Nha Trang, đại diện Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đoàn 6 đi kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh: Hải Phòng, Nghệ An. Thành phần gồm lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đại diện Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đoàn 7 đi kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh: Gia Lai, Đắk Nông. Thành phần gồm lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, đại diện Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

Theo quyết định của Bộ Y tế, 7 đoàn kiểm tra, giám sát này làm việc với Sở Y tế tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.

Đoàn sẽ kiểm tra các nội dung việc triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống dịch bệnh năm 2023; công tác chuyên môn về dự phòng: giám sát xử lý ổ dịch, tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng, rửa tay bằng xà phòng; vai trò của chính quyền các cấp, huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia phòng, chống bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại địa phương; thu dung điều trị; truyền thông và đáp ứng chống dịch.

Đoàn sẽ có các đánh giá, nhận định tình hình và đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết thời gian tới.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong khoảng 1 tháng (từ ngày 19/5 – 18/6/2023), cả nước có 5.383 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 12.600.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Dược cho biết, ngày 23/06/2023, đã nhập khẩu 6.000 chai thuốc Immunoglobulin về Việt Nam để cung ứng cho các bệnh viện. Số lượng thuốc trên đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các bệnh viện. Tuy nhiên, do tình hình bệnh tay chân miệng vẫn đang có dấu hiệu tăng cao, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở nhập khẩu đảm bảo cung ứng thuốc theo nhu cầu của các bệnh viện trong thời gian sắp tới.

Đối với các thuốc điều trị khác, trong trường hợp có nguy cơ nguồn cung ứng thuốc bị hạn chế, Bộ Y tế đã có sẵn phương án để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc. Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động lên phương án dự trữ, mua sắm và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường hợp thiếu nguồn cung để đảm bảo công tác điều trị và phòng bệnh.

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.