Bộ Y tế thành lập “Bộ Chỉ huy tiền phương” chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đêm 30/7 Bộ Y tế đã quyết định thành lập “Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Thành phố Đà Nẵng” để tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và điều trị bệnh nhân tại khu vực này.

Đội được đặt dưới sự chỉ huy của PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế - Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (người lần thứ hai tới Đà Nẵng kể từ khi phát hiện ra ca dương tính đầu tiên tại địa phương này hồi cuối tuần trước).

Đội thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế bao gồm 65 người là lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ.... từ các đơn vị của Bộ Y tế như Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Tim Hà Nội, và các trường Đại học như Đại học Y Dược Huế, Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.

Bộ Y tế thành lập “Bộ Chỉ huy tiền phương” chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã trực tiếp bay vào Đà Nẵng làm việc với các bệnh viện trong phòng chống dịch COVID-19 vào thứ 6, ngày 24/7

Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng bao gồm 4 đội hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật bao gồm:

- Đội Điều tra giám sát dịch gồm 10 thành viên do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng.

- Đội Điều trị gồm 30 người do Th.s Bs Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản ký Khám chữa bệnh làm đội trưởng cùng thành viên là những bác sĩ giỏi của các Bệnh viện Bạch Mai, Chợ rẫy, Bệnh viện Tim Hà Nội.

- Đội Xét nghiệm gồm 13 người do PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng.

- Đội Truyền thông bao gồm 7 thành viên do ông Ngô Anh Văn, Trưởng Ban Xã hội - Bạn đọc, Báo Sức khoẻ và đời sống làm đội trưởng.

Đây là lực lượng phòng, chống dịch tinh nhuệ của Bộ Y tế đã có kinh nghiệm xử lý các ổ dịch như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bạch Mai, Bình Thuận; nuôi cấy và phân lập virus SARS-CoV-2 và điều trị thành công các ca bệnh COVID-19 nặng trong thời vừa qua...

Bộ Y tế thành lập “Bộ Chỉ huy tiền phương” chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng

PGS.TS Trần Như Dương - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tổ trưởng tổ điều tra dịch tễ của Bộ Y tế tại một buổi điều tra dịch tễ khu vực nhà bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng sinh sống. Ảnh Dân trí

Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn huy động gần 1000 người phục vụ công tác phòng, chống dịch tại Đà Nẵng.

Trong hai ngày 29 và 30/7, Bộ Y tế đã tập huấn cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, cách truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 cho gần 400 cán bộ, giáo viên và sinh viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, tập huấn cách truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 cho 400 học viên của Trường Quân sự Quân khu 5.

Bộ Y tế cũng huy động 5 giảng viên và 150 sinh viên của trường Đại học Y Dược Huế vào Đà Nẵng. Toàn bộ lực lượng này sẽ hỗ trợ giám sát cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và một số hoạt động phòng, chống dịch khác.

Trao đổi thông tin với phóng viên vào cuối giờ chiều ngày 30/7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang tập trung toàn lực hỗ trợ, chia sẻ với TP Đà Nẵng trong việc xét nghiệm, truy vết, dập dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19... "Ngành y tế tập trung tối đa lực lượng tinh nhuệ nhất để khoanh vùng, dập dịch ở Đà Nẵng. Ngoài các lực lượng của Bộ Y tế đang ở Đà Nẵng, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cử các chuyên gia ở các bệnh viện đầu”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh. Bộ Y tế cũng đã triển khai việc phân luồng chuyển bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nặng, có bệnh lý nền từ BV Đà Nẵng ra điều trị ở BV Trung ương Huế nhằm “chia lửa” cho Đà Nẵng,

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.