Bùng phát ổ dịch thủy đậu ở Hà Tĩnh, người dân cần dự phòng lây nhiễm!

(Baohatinh.vn) - Ngành Y tế Hà Tĩnh khuyến cáo người dân thực hiện ngay các biện pháp dự phòng lây bệnh sau khi bùng phát ổ dịch thủy đậu tại xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) khiến 40 trường hợp mắc bệnh.

bung phat o dich thuy dau o ha tinh nguoi dan can du phong lay nhiem

Cán bộ Trung tâm YTDP huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh phun hóa chất Cloramin B khử trùng tại Trường Tiểu học Xuân Mỹ

Giám đốc Trung tâm YTDP huyện Nghi Xuân Ngô Văn Hiến cho biết, từ ngày 24/3 – 5/4/2018, ở trường Tiểu học và Mầm non xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) có 37 trường hợp mắc thủy đậu, trong đó chủ yếu tập trung ở trường Tiểu học.

Để khống chế dịch bệnh, Trung tâm YTDP huyện đã phối hợp với Trạm Y tế xã và chính quyền địa phương phun Cloramin B khử trùng tại 2 trường học nói trên, đồng thời hướng dẫn nhà trường học vệ sinh môi trường các dụng cụ học tập, đồ chơi cho trẻ; tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống bệnh dịch.

Đến ngày 5/4/2018, tình hình dịch bệnh được khống chế. Các bệnh nhân đều đã ổn định sức khỏe, trở lại trường học. Tuy nhiên, 10 ngày sau đó lại tiếp tục xuất hiện 3 trường hợp bệnh nhân mới. Hiện, cán bộ Trung tâm YTDP huyện và Trạm y tế xã đang theo dõi và giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc mới này.

Cùng với tập trung khống chế ổ dịch tại xã Xuân Mỹ, Trung tâm YTDP huyện Nghi Xuân đã có công văn chỉ đạo các trạm y tế trong toàn huyện tập trung các hoạt động phòng chống bệnh dịch. Đặc biệt là tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức người dân và giám sát dịch bệnh.

bung phat o dich thuy dau o ha tinh nguoi dan can du phong lay nhiem

Bệnh nhân mắc thủy đậu chủ yếu được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ.

Bệnh thủy đậu vẫn luôn tiềm ẩn mầm bệnh trong cộng đồng. Tại các địa phương trong toàn tỉnh hiện vẫn xuất hiện rải rác các ca bệnh. Bệnh không chỉ có ở trẻ em mà còn xuất hiện ở cả người lớn.

Chị Nguyễn Thị Phượng, ở thị trấn Cẩm Xuyên cho biết, chồng chị bị sốt nhẹ mấy ngày và sau đó xuất hiện các nốt ban. Đi khám, bác sỹ bảo đó là bệnh thủy đậu. Gia đình tự chăm sóc tại nhà, khoảng sau hơn 1 tuần chồng chị lành bệnh nhưng sau đó chị cũng đã bị lây bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Chí Trung – Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh Trung tâm YTDP Hà Tĩnh cho biết: Qua điều tra, giám sát cho thấy, đa số người mắc thủy đậu chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu. Cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin rồi vẫn mắc bệnh nhưng mức độ bệnh bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường không bị biến chứng.

Bác sỹ Trung khuyến cáo, bệnh thủy đậu dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể. Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

Bệnh thủy đậu có thể ngừa bằng vắc xin. Đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với bệnh, thường xảy ra vào mùa đông xuân.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não...

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.