Nguy hiểm thứ 2
Theo bảng xếp hạng của tạp chí Mỹ, đầu danh sách là hệ thống tên lửa chống máy bay S-300, có khả năng tấn công từ mặt đất đến mục tiêu trên không ở những khoảng cách khác nhau. Tác giả tập biên soạn ghi chú rằng hệ thống này có thể trực tiếp hướng 12 tên lửa vào mục tiêu. "S-300 có thể bắn hạ sáu máy bay cùng một lúc", trong tài liệu viết.
Đứng ở vị trí tiếp theo là tàu ngầm diesel-điện Novorossiysk dự án Warszawianka vào bảng đánh giá. Nhờ có công nghệ tầm nhìn thấp ứng dụng trong thiết kế của tàu ngầm này, nó gần như không thể bị phát hiện dưới nước.
Máy bay Tu-160. |
Tiếp đến là máy bay ném bom-tên lửa chiến lược Tu-160- loại máy bay siêu thanh lớn nhất trong lịch sử hàng không quân sự. Trọng tải chiến đấu tối đa của Tu-160 là 40.000 kg, hơn nữa máy bay có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.
Trong danh sách này còn có tổ hợp tên lửa - pháo phòng không mặt đất và trên biển Pantsir-S1. Tạp chí Business Insider còn đặc biệt chú ý đến trực thăng Nga. Họ đưa vào danh sách cả Mi-28, theo hệ thống hóa của NATO được mệnh danh là "thợ săn đêm".
Lọt vào danh sách vũ khí nguy hiểm nhất có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân Yars RS-24. Tác giả tài liệu lưu ý đến thực tế là mỗi quả tên lửa như vậy mạnh hơn gấp 100 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ đã thả xuống Hiroshima.
Và cuối cùng trong bảng xếp hạng này là tên lửa RS-28 Sarmat, tuy nhiên tác giả bài viết không cung cấp bất kỳ thông số kỹ thuật của hệ thống tên lửa nhưng có nhắc lại rằng nó được NATO mệnh danh là Satana-2. "Tên lửa này sẽ sớm gia nhập kho vũ khí sát thương của Nga", Business Insider kết luận.
Mạnh nhất trong dòng Kilo
Cùng với bài viết của Business Insider, một tạp chí khác của Mỹ cũng đã có những phan tích và nhận định rằng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam mạnh nhất trong dòng tàu ngầm Kilo được Nga sản xuất.
Theo tạp chí News Week, trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị hệ thống tên lửa Club-S có thể tấn cong nhiều loại mục tiêu khác nhau với tầm bắn lên tới 300km. Hệ thống vũ khí này Nga chỉ bán cho Việt Nam và hai nước khác là Ấn Độ và Algeria.
Khác biệt thứ hai là tàu ngầm Kilo Việt Nam được trang bị radar dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại radar này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam. |
Khác biệt thứ ba là hệ thống sonar: tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.
Khác biệt thứ tư là hệ thống kính tiềm vọng: tuy tàu ngầm Kilo 636MK và tàu ngầm Kilo 636MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia laser và hệ thống quan trắc TV, IR.
Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia laser. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636MK.
Điểm khác biệt cuối cùng được báo Mỹ chỉ ra là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới trong khi đó tàu ngầm Kilo 636MK của Trung Quốc thì không có hệ thống này.