Cách ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2017

Mỗi thí sinh chỉ được 01 lần điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, do đó, các thí sinh cần nghiên cứu kỹ trước khi thay đổi. Bộ GD&ĐT vừa công bố hướng dẫn cách ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2017. Mời thí sinh tham khảo.

Được 1 lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Bộ GD&ĐT quy định, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKXT 01 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.

Điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến: thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.

Lưu ý thí sinh: phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT;

Điều chỉnh bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT: thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định.

Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.

Lưu ý thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại. Nơi thu nhận hồ sơ phải yêu cầu thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong thời gian quy định và đề nghị điều chỉnh sai sót, nếu có.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường, công khai mức điểm nhận ĐKXT đối với các tổ hợp xét tuyển khác nhau sau khi có kết quả thi THPT quốc gia phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định và các điều kiện khác không trái với Quy chế tuyển sinh.

Mức điểm tối thiểu của từng bài thi/môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển do các trường quy định nhưng không trái với Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT và nêu rõ trong đề án tuyển sinh.

Trong thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT các trường không cập nhật, không công bố thông tin thí sinh ĐKXT vào trường;

Dưới đây là mẫu Phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ĐH,CĐ:

HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1. Thông tin điều chỉnh ĐKXT được khai trên 02 phiếu (Phiếu số 1 Nơi tiếp nhận lưu, Phiếu số 2 Thí sinh lưu)

2. Phần THÔNG TIN CÁ NHÂN: Cần ghi chính xác và thống nhất với thông tin trong Phiếu đăng kí dự thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng*.

3. Mục "Đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên": Nếu thí sinh có sửa “Khu vực ưu tiên tuyển sinh“ hoặc “Đối tượng ưu tiên tuyển sinh" thì đánh dấu X vào ô tương ứng (trong mục "Khu vực ưu tiên tuyển sinh" điền một trong các mã KV1, KV2-NT, KV2 hoặc KV3 tương ứng với khu vực ưu tiên của thí sinh được hưởng; trong mục "Đối tượng ưu tiên tuyển sinh" điền một trong các ký hiệu từ 01 đến 07 tương ứng với đối tượng ưu tiên của thí sinh được hưởng. Nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống).

4. Bảng "Nội dung điều chỉnh nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển":

+ Bước 1: Thí sinh ghi đầy đủ thông tin về NV đăng ký xét tuyển sau khi đã điều chỉnh vào bảng mới từ cột (1) đến cột (5);

+ Bước 2: So sánh bảng mới với bảng cũ (đã đăng kí khi làm thủ tục dự thi) để ghi "nội dung điều chỉnh" vào cột (6) như sau:

- Nếu không thay đổi thứ tự NV ưu tiên và các nội dung đã đăng kí thì thí sinh ghi số 0 tại cột (6) cùng hàng;

- Nếu chỉ thay đổi thứ tự NV ưu tiên và giữ nguyên các nội dung khác đã đăng kí thì thí sinh ghi số thứ tự NV ưu tiên cũ tại cột (6) cùng hàng;

- Những thay đổi khác thì ghi tại cột 6 cùng hàng.

- Nguyện vọng 1 của bảng mới trùng với nguyện vọng 2 của bảng cũ: Điền số 2(số thứ tự NV ưu tiên cũ) vào cột 6, hàng 1;

- Nguyện vọng 2 của bảng mới thay đổi so với bảng cũ: Điền vào cột 6, hàng 2;

- Nguyện vọng 4 của bảng mới không thay đổi so với bảng cũ: Điền số 0vào cột 6, hàng 4.

Theo Dân trí

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói