Cẩm Xuyên thực hiện tốt Đề án 52 của Chính phủ

Những năm gần đây, huyện Cẩm Xuyên đã triển khai thực hiện Đề án 52 của Chính phủ về kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển. Bước đầu thực hiện đề án tại các địa phương trong huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Lâu nay, chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) chưa đủ điều kiện giải quyết các đặc thù, đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng biển, của người dân sống trên biển, ven biển. Sau khi triển khai đề án kiểm soát dân số vùng biển đảo mà nhiều người dân ở khu vực 6 xã ven biển và bãi ngang của huyện Cẩm Xuyên được cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ CSSKSS - KHHGĐ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, bỏ dần tư tưởng trọng nam, khinh nữ.

Phụ nữ được siêu âm, kiểm tra sức khỏe

Phụ nữ được siêu âm, kiểm tra sức khỏe

Xã Cẩm Lĩnh có trên 60% dân cư sinh sống bằng nghề đi biển, chế biến và nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Do phong tục, tập quán, nghề nghiệp đặc thù nên nhu cầu sinh con của các cặp vợ chồng vùng biển này còn cao, nhất là sinh con trai. Những bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ, đến điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ của người dân. Vì vậy, khi Đề án 52 triển khai đã được phụ nữ xã nhiệt tình hưởng ứng.

Chuyên trách dân số - KHHGĐ Cẩm Lĩnh Trần Duy Hưng cho biết: “Ngày trước, đi vận động rất khó khăn, phải đi lại nhiều lần mà nhiều người không chịu tham gia KHHGĐ, nhất là những gia đình đi biển sinh con một bề. Còn nay, xã được hưởng lợi của đề án 52 của Chính phủ, nhiều chị em đã hiểu được những lợi ích nên thu xếp công việc tham gia đầy đủ. Năm 2010, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của xã Cẩm Lĩnh chỉ còn 19,7%, giảm 7% so với năm trước”.

Cũng theo chuyên trách dân số - KHHGĐ xã Cẩm Lĩnh, hiện nay, phần lớn phụ nữ không còn e ngại giấu bệnh, mạnh dạn đưa ra những thắc mắc, câu hỏi cho các chuyên gia tư vấn giải tỏa tâm lý, điều mà những năm trước đây không dễ thấy ở phụ nữ vùng biển.

Cán bộ truyền thông tư vấn, phát thuốc miễn phí cho chị em phụ nữ
Cán bộ truyền thông tư vấn, phát thuốc miễn phí cho chị em phụ nữ

Chị Kiều Thị Hoa ở xóm 5 (Cẩm Lĩnh) cho hay: “Mình có 2 cháu rồi. Đặt vòng tránh thai không hợp nhưng vừa qua được các bác sỹ tư vấn nên mình đã sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai. Bây giờ, mình rất yên tâm, lo làm ăn, nuôi 2 cháu trưởng thành”.

Có thể nói, các phương pháp truyền thông cộng đồng về CSSKSS - KHHGĐ qua nhiều hình thức như tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, nói chuyện chuyên đề với người dân tại những nơi công cộng, tư vấn tại nhà, tổ truyền thông lưu động đã đem lại hiệu quả. Số người chấp nhận các biện pháp tránh thai, phát hiện, điều trị các bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục, chăm sóc thai nghén tăng lên; mức sinh đã giảm xuống, chất lượng dân số được chú trọng.

Không chỉ có phụ nữ, mà nhiều nam giới cũng vui vẻ, tạo điều kiện cho vợ tham gia các biện pháp tránh thai hiện đại. Thực tế cho thấy, từ khi triển khai đề án, người dân được hưởng lợi nhiều hơn, bản thân họ đã quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe của mình. Với mục tiêu là đẩy mạnh truyền thông và duy trì lâu dài để chị em trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin về CSSKSS - KHHGĐ, trong thời gian diễn ra chiến dịch, trung tâm dân số - KHHGĐ phối hợp với các cộng tác viên liên tục xuống cơ sở để tư vấn, xử lý kịp thời những trường hợp các chị em có vấn đề về sức khỏe sinh sản, bố trí các điểm cung cấp dịch vụ CSSKSS - KHHGĐ tại các thôn xóm, khu dân cư; phối kết hợp với trung tâm y tế huyện tổ chức khám, cấp thuốc điều trị cho các đối tượng…

Chỉ tính từ năm 2010 đến tháng 6 năm nay, trong các xã triển khai đề án đã có 3.579 phụ nữ trong độ tuổi được khám, tư vấn; 560 đặt vòng tránh thai; 141 người tiêm thuốc tránh thai; 11 người cấy thuốc tránh thai; 4 người triệt sản; khám, siêu âm cho 780 bà mẹ mang thai; tư vấn, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm viêm gan B cho hàng trăm lượt người.

Việc triển khai đề án không chỉ đạt mục tiêu giảm sinh mà còn giảm tỉ lệ tử vong ở bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, tình trạng nạo phá thai, từ đó nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tại vùng ven biển.

Đọc thêm

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Là chuyên gia hàng đầu của ngành da liễu Việt Nam và châu Á, GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang luôn hướng về quê hương bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với tâm niệm “kết nối để lan tỏa yêu thương”. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ, GS.TS. Trần Hậu Khang đã trải lòng cùng Báo Hà Tĩnh trong hành trình hướng về cội nguồn mà ông đã và đang thực hiện.
Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Khi mọi người đang vui vầy bên gia đình để đón Tết thì các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài bên các giường bệnh để chăm sóc các bệnh nhân nặng.
Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Nắm bắt tốt xu thế phát triển mới cộng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã khẳng định chiều sâu về chuyên môn, là điểm sáng về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Blouse trắng nơi đảo xa...!

Blouse trắng nơi đảo xa...!

Dù cách trở muôn trùng về mặt địa lý song quân và dân trên huyện đảo Trường Sa vẫn được bảo vệ và chăm lo chu đáo về sức khỏe để yên tâm canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Việc duy trì, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và đưa vào hoạt động trung tâm xạ trị đã thể hiện sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong việc khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh.