Cảnh báo: Trời rét đậm khiến nhiều người bị méo miệng, liệt mặt

Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Châm cứu Trung ương có 20-30 người đến khám, điều trị méo miệng do bị liệt dây thần kinh số 7 , trong khi mùa hè mỗi ngày chí có một vài ca đến khám do dùng điều hòa hoặc quạt.

canh bao troi ret dam khien nhieu nguoi bi meo mieng liet mat

Châm cứu chữa méo miệng, liệt mặt do lạnh cho bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Ths.BS Dương Văn Tâm - Trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho hay, do thời tiết lạnh trong vòng hơn 1 tuần qua, số bệnh nhân đến khám và nhập viện do bị liệt mặt gia tăng. Bình quân tại bệnh viện mỗi ngày có khoảng 20-30 bệnh nhân đến khám và điều trị méo mồm, liệt mặt.

Về cơ chế gây nên bệnh này, theo ThS Dương Văn Tâm là do lạnh, lạnh đột ngột làm tổn thương gây phù nề chèn ép dây thần kinh khi chạy trong xương đá, gây mất dẫn truyền giữa thần kinh trung ương ra ngoài, từ đó gây liệt. Khi đó, người bệnh rơi vào tình trạng mắt nhắm mắt mở trừng trừng, nhắm không kín, miệng kéo lệch về phía bên lành, rãnh mũi má bên liệt mờ hoặc mất. Bệnh nhân không thể huýt sáo hay thổi lửa như bình thường. Khi ăn, thức ăn đọng ở má bị liệt. Các nếp nhăn ở trán bị xoá mờ hoặc mất hẳn. Ngoài ra, một số người còn có các dấu hiệu đau buốt nửa đầu.

Tại khoa Điều trị liệt vận động và ngôn ngữ trẻ em, bé Hoàng Thị Ngọc Lan (14 tháng tuổi, quê ở Hải Dương) là một trong những bệnh nhân đang điều trị chứng méo mặt. Chị Vũ Thị Cảnh (mẹ cháu Lan) cho biết, hai tháng trước, buổi tối sau khi tắm, chị thấy hai tay và chân của con lạnh nhưng không để ý.

Sáng hôm sau, khi bé Lan bị ngã và khóc, chị mới phát hiện mặt con gái mình bị méo lệch một bên, một bên mắt nhắm, một bên mở. Lúc này, bé Lan cũng bị sốt nên được đưa tới bệnh viện gần nhà để khám. Tuy nhiên, bác sĩ không để ý tới biểu hiện méo mặt, chỉ hạ sốt. Sau 3 ngày, bé Lan hết sốt nhưng miệng vẫn bị méo. Sau gần một tháng tự chữa bằng cách đắp các loại lá dân gian, tình trạng bé Lan vẫn không cải thiện. Lúc này, chị Cảnh mới đưa con tới Bệnh viện Châm cứu Trung ương để điều trị. Hiện tại tình trạng méo mặt của bệnh nhi này đang tiến triển tích cực, có thể ra viện trong thời gian tới.

Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhi Lan, ThS Dương Văn Tâm cho biết đây chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh đã và đang điều trị tại viện.

Ths.BS Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) bổ sung thêm thông tin: Chúng tôi vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mới 9 tuổi đã bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương. Điều đặc biệt là trường hợp này ngoài méo mồm còn bị liệt cả nửa người. Đối với trường hợp liệt dây thần kinh số 7 trung ương như bệnh nhi này việc điều trị khó khăn hơn nhiều so với các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Ths.BS Nguyễn Ngọc Cảnh, cho biết thêm, liệt dây thần kinh số 7 rất hay xảy ra trong mùa lạnh. Đối tượng mắc nhiều nhất đó chính là người cao tuổi. Đặc biệt là những trường hợp người đi tập thể dục trong mùa đông quá sớm hoặc không bảo vệ sức khỏe khi đi ra ngoài trời lạnh.

“Tuy là bệnh lành tính, nhưng liệt dây thần kinh số 7 cũng để lại di chứng nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời, biến chứng nặng nề nhất đó chính là loét giác mạc, thậm chí là dẫn đến mù mắt”- Trưởng Khoa Cấp cứu lưu ý.

Chuyên gia khuyến cáo để tránh bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, đặc biệt trong thời tiết giá lạnh hiện nay ở miền Bắc, người dân cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, không được tắm quá muộn, tắm nước lạnh, hạn chế uống rượu bia. Khi bị bệnh tuyệt đối không tự ý chữa bằng các phương pháp phản khoa học như đắp đuôi lươn, đắp lá. Bởi chúng không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn diễn biến nặng hơn, người bệnh càng khó phục hồi.

Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Châm cứu Trung ương cũng lưu ý người bệnh chữa liệt mặt bằng phương pháp dân gian như dán đuôi lươn hay chữa theo các thầy lang... Nhiều trường hợp, bệnh không nguy hiểm nhưng lại phải nhập viện vì những tác hại của việc chữa bệnh theo "lang băm".

Theo BS Cảnh, hiện nay tình trạng nhiều phụ huynh đưa trẻ đi học trong mùa đông, dù trời lạnh nhưng lại hay để trẻ ngồi hoặc đứng ở trước xe, như vậy là rất nguy hiểm bởi trong trường hợp dù trẻ được mặc ấm thì đứng phía trước xe như vậy, vô tình gió lạnh sẽ tạt hết vào mặt, rất dễ gây liệt mặt.

Chuyên gia khuyến cáo người dân, không nên đi tập thể dục quá sớm, nhất là người cao tuổi. Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài; mặc ấm trong mùa lạnh, không nên cho trẻ ngồi trước xe máy khi đi ra đường.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.