Cảnh sát Mỹ bác cáo buộc bắn hạ người biểu tình tại Charlotte

Cảnh sát Mỹ đã lên tiếng bác bỏ thông tin họ đã bắn hạ Keith Lamont Scott- một người da màu được cho là đã tham gia vào vụ biểu tình tại Charlotte.

Theo AP, thông tin do cảnh sát Mỹ công bố ngày 21/9 được cho là nhằm xoa dịu đám đông người biểu tình tại Charlotte vốn đang rất giận dữ trước việc cảnh sát tại đây từ chối công bố đoạn video ông Keith Lamont Scott bị cảnh sát bắn chết trong vụ việc nói trên.

canh sat my bac cao buoc ban ha nguoi bieu tinh tai charlotte

Cảnh sát Mỹ đối đầu với người biểu tình tại Charlotte. Ảnh: AP

Thông tin mâu thuẫn giữa cảnh sát và người dân

Trước đó, đã có rất nhiều thông tin trái ngược về vụ việc này. Cảnh sát trưởng khu vực Charlotte-Mecklenburg Kerr Putney ngày 21/9 cho biết: “Tôi muốn nói với các bạn một sự thật rằng, thông tin mà chúng tôi có được hơi khác một chút với những gì được đưa ra trước đó, đặc biệt là từ giới truyền thông”.

Theo đó, cảnh sát đang tiến hành lệnh khám xét một người khác thì nhìn thấy ông Scott bước ra khỏi xe trên tay cầm một khẩu súng ngắn. Một nhân viên cảnh sát mặc thường phục đã bắn hạ ông này sau khi các nhân viên cảnh sát khác yêu cầu ông hạ súng xuống nhưng đã bị phớt lờ.

Ông Putney khẳng định, dù không chĩa súng vào cảnh sát, ông Scott vẫn bị coi là một mối nguy hiểm đối với họ. Cũng theo lời ông Putney, cảnh sát đã phát hiện ra một khẩu súng gần thi thể của ông Scott chứ không phải một quyển sách như những người hàng xóm của ông Scott kể lại.

Cảnh sát trưởng Putney cho biết, các nhân viên cảnh sát mặc đồng phục đều được trang bị camera cá nhân, trong khi đó, nhân viên cảnh sát mặc thường phục thì không được trang bị thiết bị này.

Tuy nhiên, ông Putney nói thêm rằng, ông chưa thể cung cấp đoạn video đó vì vụ việc đang trong quá trình điều tra. Sau vụ việc này, nhân viên cảnh sát mặc thường phục Brently Vinson bị tạm đình chỉ chức vụ để phục vụ điều tra.

Cũng theo lời ông Putney, ông Scott là người có nhiều tiền án tiền sự và từng bị kết án tại Texas, North Carolina và South Carolina. Cáo trạng tại bang Texas nêu rõ, Scott bị cáo buộc chống đối lệnh bắt giữ vào năm 2005 và vài tháng sau, hắn tham gia vào một vụ tấn công có sử dụng vũ khí giết người.

Trong khi đó, hàng xóm của ông Scott cho biết, nhân viên cảnh sát bắn ông không phải là Brently Vinson- một người da màu- mà là một sĩ quan cảnh sát da trắng và trước khi bị bắn, ông Scott chỉ đang cầm một cuốn sách và đang đợi con mình. Ông Scott cũng đã giơ tay đầu hàng sau khi có lệnh từ cảnh sát.

Bạo lực bùng phát

Vụ sát hại ông Scott đã khiến người dân Charlotte đổ ra đường biểu tình trong suốt 2 ngày qua. Trong ngày đầu tiên của cuộc biểu tình (20/9), đám đông người biểu tình đã đụng độ dữ dội với cảnh sát khiến một người bị thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Trong khi đó, 6 nhân viên cảnh sát cũng bị thương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Sau đó, trong đêm 20/9, hàng chục người biểu tình tiếp tục ném gạch đá vào cảnh sát, phá hủy xe cộ, cướp và và đốt một chiếc xe tải. Cảnh sát đã phải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông. Vụ việc khiến 16 người bị thương và một người bị bắt giữ.

Bạo lực bùng phát sau khi một phụ nữ được cho là con gái của Scott đăng tải một đoạn video dài 1 giờ liền trên Facebook, trong đó nêu rõ, bố của cô không hề mang vũ khí khi bị bắn.

Trong ngày thứ 2, một nhóm nhỏ tham gia biểu tình đã tách ra khỏi đám đông và tiến về khu vực trung tâm Charlotte. Những người này hô vang: ‘Mạng sống của người da màu cũng quan trọng” và “Chúng tôi đã giơ tay, đừng bắn” và la ó chửi bới các nhân viên cảnh sát đứng chặn đường. Sau khi đám đông biểu tình có những hành động bạo lực, cảnh sát đã ném lựu đạn choáng và bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông.

Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh, trong khi Thị trưởng và Cảnh sát trưởng tại Charlotte ra sức kêu gọi đám đông cần phải hết sức kiềm chế thì các thủ lĩnh người Mỹ gốc Phi lại tiến hành một cuộc họp báo gần nơi ông Scott bị sát hại- hành động được coi là để nhắc nhở đám đông người biểu tình về nhiều vụ sát hại và lạm dụng người da màu trước đó.

Nhà hoạt động xã hội John Barnett cảnh báo, tình hình chỉ có thể lắng dịu nếu cảnh sát chịu công bố đoạn video liên quan đến vụ sát hại ông Scott: “Việc họ chỉ nói với chúng tôi rằng họ đang điều tra vụ việc là chưa đủ”.

Cú sốc đối với Charlotte

Rất nhiều người dân Charlotte đã không khỏi bất ngờ về tình trạng bất ổn hiện nay. Charlotte là thủ phủ tài chính của các bang miền Nam với dân số khoảng 830.000 người, trong đó khoảng 35% là người da màu.

Trước đó, giới chức Charlotte đã phải rất vất vả mới dẹp yên được một vụ được cho là cảnh sát da trắng bắn người da màu tương tự với vụ của ông Scott nói trên chứ không để mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát như tại Baltimore, Milwaukee, Ferguson và Missouri.

Trong vụ việc diễn ra vào năm 2013, cảnh sát Charlotte đã buộc phải đưa sỹ quan cảnh sát Randall Kerrick ra xét xử sau khi Kerrick bị cáo buộc bắn chết một người da màu không mang vũ khí bị kẹt trong một đống đổ nát và đang cầu cứu. Tuy nhiên, vụ việc này liên tục bị trì hoãn và cáo buộc đối với Kerrick bị dỡ bỏ vào năm 2015./.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.