“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.

Hội Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Hà Tĩnh được thành lập từ năm 1999. Hiện nay, hội có 22 chi hội cơ sở, 45 câu lạc bộ đang hoạt động với 1.820 hội viên.

Đây là tổ chức hội nghề nghiệp, hoạt động tự nguyện với các hoạt động chính là công tác truyền thông, vận động, cổ vũ, động viên cộng đồng thực hiện chương trình KHHGĐ, sức khỏe sinh sản, nhất là nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên, nhóm trong độ tuổi sinh đẻ. Mục đích nhằm hỗ trợ cơ quan chức năng thực hiện mục tiêu ổn định mức sinh và nâng cao chất lượng dân số.

Thời gian qua, hội đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội và câu lạc bộ, phát huy tốt vai trò của các đơn vị thành viên, gồm: Tỉnh đoàn, Chi hội May Thành Công, Sở Giáo dục và đào tạo, Hội LHPN tỉnh, Hội Nông dân.

z5722071492991-70e1a86dc8c7c597e9923a4d46559812-1-7828-7281.jpg
Hội KHHGĐ thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em trên địa bàn.

Bà Phạm Thị Thu Hương - Trưởng ban Kinh tế - Gia đình - Xã hội (Hội LHPN tỉnh) thông tin: “Là đơn vị thành viên của Hội KHHGĐ, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn cho hội viên và cán bộ cơ sở thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ thông qua cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”. Đồng thời, xây dựng, phát triển và duy trì hiệu quả 720 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ bình đẳng giới, không sinh con thứ 3 trở lên. Hằng năm, mỗi cơ sở hội giúp 10 đến 15 hộ đạt 8 tiêu chí, theo đó đã tăng tỷ lệ hộ gia đình đạt 8 tiêu chí “5 không, 3 sạch”, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu KHHGĐ”.

Thời gian qua, Hội KHHGĐ cũng thường xuyên tổ chức nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ đến tận cơ sở. Mỗi năm, hội tổ chức nói chuyện từ 5 đến 10 điểm xã, mỗi điểm có từ 100 đến 150 người tham dự.

Chị Bùi Thị Nga - chuyên viên phụ trách truyền thông dân số (Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân) cho biết: “Nhiều năm qua, Hội KHHGĐ đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân tổ chức triển khai dịch vụ lưu động, lồng ghép truyền thông về KHHGĐ tại các địa phương trên toàn huyện. Riêng trong năm 2023, Hội KHHGĐ cùng Trung tâm Y tế huyện tổ chức khám, điều trị phụ khoa, đặt dụng cụ tử cung, cấy thuốc tránh thai… cho gần 400 lượt phụ nữ tại xã Cương Gián. Đồng thời, truyền thông qua loa đài, phát tờ rơi… cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về SKSS cho trên 5.000 người dân. Các hoạt động trên của Hội KHHGĐ đã góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn”.

z5951251029399-e764b1eaa20552b970a03836f8102808-506-7614.jpg
Hội KHHGĐ tổ chức truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân.

Ngoài các hoạt động trên, hội thường xuyên tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ đến tận cơ sở. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ; duy trì hiệu quả hoạt động của các chi hội, các câu lạc bộ; đáp ứng dịch vụ khám sức khỏe sinh sản và cung cấp biện pháp tránh thai.

45 câu lạc bộ giáo dục giới tính toàn diện thuộc Hội KHHGĐ thường xuyên duy trì sinh hoạt, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, bổ sung thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao nhận thức và chấp hành tốt chính sách dân số - KHHGĐ… Các hoạt động trên của Hội KHHGĐ đã góp phần chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển…

z5951308500364-8b493841a51ff4d6e48fcd256518a0c4-9306-1152.jpg
Ban Chấp hành Hội KHHGĐ nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ nỗ lực đồng hành cùng công tác dân số. (Ảnh: Tuấn Dũng).

Ông Đường Công Lự - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội KHHGĐ cho biết: Trong thời gian tới, hội sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về việc nâng cao chất lượng dân số... Phát huy mạnh mẽ vai trò của các đơn vị thành viên, các đoàn thể và của cả cộng đồng trong công tác dân số.

Phối hợp các cơ sở y tế đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản. Vận động xã hội đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bố dân số và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực…

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.