Cập nhật Covid-19: Hơn 1,4 triệu ca mắc toàn cầu, Mỹ bước vào đỉnh dịch

Trong vòng 24h qua, thế giới có thêm gần 82.000 ca mắc Covid-19 và 7.242 ca tử vong do Covid-19, riêng số ca tử vong ở Mỹ ghi nhận được là 1.877.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 8/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 1.424.341 trường hợp, trong đó 81.896 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 301.770 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 209 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cập nhật Covid-19: Hơn 1,4 triệu ca mắc toàn cầu, Mỹ bước vào đỉnh dịch

Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang khi đi đường hôm 7/4. (Ảnh: Reuters).

Đây có thể coi là ngày tang tóc nhất ở Mỹ khi nước này ghi nhận thêm 12.748 ca mắc và 1.877 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 394.587 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 12.748 trường hợp.

Ông Jerome Adams, Tổng y sĩ, cố vấn của Bộ trưởng Y tế Mỹ cho biết, đến cuối tuần này sẽ có 2 triệu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 được hoàn thành trên khắp đất nước. Theo ông Adams, phần lớn người dân Mỹ đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp như ở trong nhà, “giãn cách xã hội” để giảm thiểu sự lây lan của Covid-19

Tại Tây Ban Nha, số ca mắc Covid-19 gần đã lên tới 141.942 sau khi nước này ghi nhận thêm 5.267 trường hợp trong ngày 7/4. Tây Ban Nha hiện là “ổ dịch” lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 14.045 sau khi ghi nhận thêm 704 trường hợp.

Italy ngày 7/4 ghi nhận thêm 3.039 ca mắc mới và 604 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 135.586, trong đó có 17.127 ca tử vong. Tuy nhiên, Italy lại đang báo động tình trạng nhân viên y tế mắc Covid-19. Đã có 94 bác sỹ và 26 y tá tử vong vì căn bệnh này. Theo Viện Y tế Italy, tính đến ngày 6/4, tổng số nhân viên y tế bị nhiễm virus SARS-CoV-2 là 12.681 người. Việc thiếu trang thiết bị bảo vệ đã khiến cho các bệnh viện hay cơ sở y tế của Italy trở thành nguồn lây nhiễm virus.

Một số hệ thống chăm sóc sức khỏe ở phía bắc Italy được cho là tốt nhất châu Âu, nhưng đã bị quá tải với một số lượng lớn bệnh nhân Covid-19 cần được chăm sóc khẩn cấp.

Số ca mắc Covid-19 tại Đức là 107.663 trường hợp. Cụ thể, ngày 7/4 nước này ghi nhận thêm 4.288 ca mắc mới và 206 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở nước này lên 1.810. Các quan chức Đức cảnh báo, nước này sẽ chứng kiến sự gia tăng các trường hợp nhiễm virus

Tại Pháp đã ghi nhận số ca tử vong cao mức kỷ lục, tính đến hết ngày 7/4 là 10.328 sau khi ghi nhận thêm 1.417 ca tử vong trong ngày. Số ca mắc trong ngày ghi nhận là 10.328, nâng tổng số ca mắc lên thành 109.069.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran khẳng định, dịch Covid-19 tại Pháp vẫn chưa đạt đỉnh. Trong thời gian tới, nước Pháp sẽ tăng tốc xét nghiệm cho người dân, đặc biệt trong các trung tâm chăm sóc người cao tuổi, trong bối cảnh số ca tử vong tại đây ngày một tăng.

Anh cũng có thêm 3.634 ca mắc và 786 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 7/4. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 55.242 trường hợp, trong đó 6.159 ca tử vong.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tối 6/4 đã được đưa vào phòng điều trị tích cực, chỉ 1 ngày sau khi ông nhập viện. Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh phát biểu trước báo giới hôm 7/4, cho biết: “Tình trạng của Thủ tướng đã ổn định trong đêm qua và ông ấy vẫn đang giữ tinh thần tốt. Ông ấy đang được điều trị bằng liệu pháp oxy tiêu chuẩn và đang tự thở mà không cần sự trợ giúp nào thêm”.

Tại Iran có thêm 133 ca tử vong và 2.089 ca mắc trong 24 giờ qua. Như vậy đến thời điểm hiện tại, Iran đã có tổng số 62.589 ca mắc, trong đó có 3.872 ca tử vong. Hiện Iran đứng thứ bảy trong danh sách 10 nước có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất thế giới.

Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều nước châu Á có diễn biến xấu khi số ca mắc và ca tử vong liên tiếp gia tăng.

Indonesia vẫn là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất châu Á với hơn 8%. Trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 12 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên đến 221 trên tổng số 2.738 ca mắc Covid-19. Nhằm tăng cường năng lực chống chọi với dịch bệnh, chính phủ Indonesia đã phê chuẩn đề nghị của chính quyền thành phố thủ đô Jakarta, áp đặt các hạn chế xã hội quy mô lớn hơn tại thủ đô, nơi hiện đang là tâm dịch.

Malaysia ghi nhận 3.963 ca mắc, trong đó có 63 ca tử vong.

Tại Philippines, số ca mắc bệnh cũng lên tới 23.746 trường hợp trong đó có 177 ca tử vong. Tổng thống Duterte đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ khu vực Luzon từ ngày 17/3 - 13/4 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Tại Hàn Quốc, tổng số ca mắc Covid-19 hiện tại là 10.331, trong đó có 192 ca tử vong. Số ca mắc mới ghi nhận trong ngày tại nước này chỉ ở mức 2 con số.

Còn tại Nhật Bản hiện đã có tổng số 3.963 ca mắc, trong đó có 92 ca tử vong. Ngày 7/4, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng đối với Tokyo và 6 khu vực khác ở Nhật Bản. Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp mà Thủ tướng Shinzo Abe không đi kèm với các lệnh phong toả chặt chẽ như tại các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính quyền nhiều công cụ hơn để buộc người dân phải ở nhà và các doanh nghiệp đóng cửa.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 81.740 trường hợp, trong đó có 3.331 ca tử vong. Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch Covid-19 nhưng giờ đã không còn là tâm dịch của thế giới. Các ca mới ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày vẫn chủ yếu là các ca ngoại nhập. Tuy nhiên, nước này cũng cảnh báo về sự gia tăng các ca mắc không xuất hiện triệu chứng, làm phức tạp thêm tình hình dịch bệnh.

Theo VOV

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.