1. Dùng lời nói nhẹ nhàng thay vì quát mắng
Khi một đứa trẻ phạm lỗi, bố mẹ hét lên giận dữ, kết quả không có gì hơn hai điều dưới đây: Một là đứa trẻ sẽ rất sợ bố mẹ, chúng không nghĩ sai chỗ nào, chỉ mong bố mẹ sớm kết thúc việc la mắng này. Hai là đứa trẻ sẽ tức giận, la hét và phản ứng lại. Trẻ không xem xét lỗi sai của mình mà chỉ muốn đối đầu với bố mẹ.
Tuy nhiên, khi chúng ta hạ giọng, bình tĩnh nói chuyện với con một cách nghiêm túc, tự khắc không cần tỏ giận dữ mà vẫn vô cùng uy lực trong mắt con . Vào thời điểm này, bạn muốn truyền đạt gì đến con thì sẽ hiệu quả hơn. Trong quá trình nói nhẹ nhàng cũng giúp cha mẹ bình tĩnh lại.
Phê bình trẻ bằng cách nói nhẹ nhàng còn tốt cho tính cách trẻ sau này. Trong cuộc đời của trẻ, bố mẹ là giáo viên có thời gian dạy dài nhất. Lời nói và hành động của bố mẹ ảnh hưởng lớn nhất đến con. Khi chúng ta không bình tĩnh, càng nói to và la mắng càng ảnh hưởng đến tính cách của con.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh cho rằng giáo dục bằng giọng nói là một loại trí tuệ, phương pháp này trái ngược với giáo dục la mắng.
Ảnh minh họa
2. Dạy trẻ tự lập từ sớm
Càng dạy sớm, việc con làm càng nhanh chóng trở thành thói quen. Cha mẹ thông minh luôn luyện cho con mình làm các việc nhà từ rát sớm. Trẻ nhỏ được bắt đầu với những nhiệm vụ khả thi đơn giản như bỏ rác vào thùng, đi "chợ" (sang nhà bác hàng xóm mua gói muối về chẳng hạn)... Họ hiểu rằng cho con thực hành từ khi còn nhỏ, không chê bai nếu con làm không tốt, không trả tiền công cho con... là điều quan trọng để khuyến khích một đứa trẻ làm việc nhà - tiền đề đầu tiên để trẻ trở nên tự lập.
Trong quá trình dạy con tự lập, cha mẹ thông minh hiểu rằng mình phải học cách kiên nhẫn. Họ chấp nhận bát bị rửa bẩn (lúc này có thể đổi phong cách một chút như: tráng bát nước sôi trước khi ăn cho đảm bảo), hay nhà lau không sạch hoặc quần áo lâu không được giặt trong một thời gian đầu... Nếu lâu lâu trẻ lên cơn lười, cha mẹ thông minh không lao vào làm giúp con ngay mà có chút đàm phán, nhắc nhở. Thỉnh thoảng phạt. Như bằng cách đó trẻ hiểu trách nhiệm việc nhà và biết không thể thể ỉ lại vào cha mẹ.
3. Chú trọng dạy trẻ kiểm soát cảm xúc của mình
Napoleon từng nói rằng những người có thể kiểm soát được cảm xúc thậm chí còn giỏi hơn cả những vị tướng giành chiến thắng. Ngược lại, những người không thể kiểm soát cảm xúc của mình thực sự tệ hại: làm mọi việc không lường đến hậu quả, dựa vào cảm xúc để kiểm soát mọi hành vi, làm tổn hại chính mình và tổn thương người khác.
Việc quản lý cảm xúc thực tế là biểu hiện quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến việc bé có được các mối quan hệ giữa các cá nhân tốt và một tinh thần lành mạnh trong tương lai hay không.
Một đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc có thể chấp nhận và quản lý những vui buồn, lo lắng... của mình và không làm hại đến ai.
Nghiên cứu mới nhất về giáo dục trẻ em cho thấy, những trải nghiệm cảm xúc trước 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người. Nếu trẻ không thể tập trung chú ý, tính cách của bé sẽ là tức giận, bi quan, cô đơn, âu lo, không hài lòng với bản thân..., ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của bé. Hơn thế nữa, nếu những cảm xúc tiêu cực xảy ra thường xuyên và liên tục, chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhân cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ.
Cha mẹ thông minh luôn hiểu điều này nên họ rất chú trọng tới cảm xúc của trẻ từ sớm và có sự giúp đỡ điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của bé.