“Chạy án” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

(Baohatinh.vn) - Anh Hồ Xuân Hương (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Như thế nào là “chạy án”? Người thực hiện hành vi “chạy án” bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

111a.jpg
Ngày 23/7, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt bị cáo Vũ Anh Tuấn (SN 1975, trú xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) 17 năm tù giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trả lời:

1. Pháp luật hiện hành chưa định nghĩa cụ thể về hành vi chạy án. Trên thực tế, hành vi chạy án thường xảy ra ở giai đoạn tiến hành tố tụng. Điển hình như:

- Trong tố tụng hình sự: chạy án là hành vi dùng mọi thủ đoạn bất hợp pháp để can thiệp vào quá trình điều tra, xét xử nhằm làm giảm nhẹ hình phạt của người phạm tội.

- Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính: chạy án là hành vi sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp nhằm tác động, can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án nhằm mục đích làm lợi cho một hoặc nhiều bên tham gia vụ án.

Chạy án là một hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tư pháp, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Hành vi này có thể được thực hiện bởi nhiều động cơ khác nhau.

2. Người thực hiện hành vi chạy án bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?

Bộ luật Hình sự không quy định riêng tội chạy án. Tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi chạy án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự một trong số các tội danh sau:

1) Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354. Theo đó, người nào có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hối lộ để chạy án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nhận hối lộ thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự:

Theo đó, người có hành vi nhận tiền nhằm thực hiện việc chạy án nhưng không thực hiện được vì không có chức vụ, quyền hạn hòng chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự: Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chạy án nhận tiền hoặc tài sản của người khác với cam kết can thiệp vào quá trình tố tụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Cặp vợ chồng "siêu lừa" cùng lĩnh án chung thân

Cặp vợ chồng "siêu lừa" cùng lĩnh án chung thân

Xác định hành vi phạm tội của bị cáo Mai Chí Phương và Võ Thị Thành đặc biệt nguy hiểm, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 2 bị cáo mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nữ giám đốc “dính chàm” vì trốn thuế

Nữ giám đốc “dính chàm” vì trốn thuế

Dù biết phạm pháp nhưng Nguyễn Thị Hiển vẫn tìm mọi cách “qua mặt” lực lượng chức năng Hà Tĩnh để thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.