Chảy máu chất xám bệnh viện (bài 2): Bệnh viện cần phát huy vai trò tự chủ

(Baohatinh.vn) - Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu, các bệnh viện phải xây dựng được chính sách để giữ nguồn nhân lực. Đặc biệt, với cơ chế tự chủ hiện nay thì bệnh viện càng phát huy được vai trò trong vấn đề này.

Bệnh viện cần phát huy vai trò tự chủ

Thu hút nguồn bác sỹ cho bệnh viện tuyến huyện luôn là vấn đề được Sở Y tế đặc biệt quan tâm. Sở Y tế đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 144/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 (hiện nay được thay thế Nghị quyết số 72/2017/NQ-HĐND tỉnh), nhờ vậy, trong 2 năm (2016 - 2017) các bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến huyện đã thu hút được 54 bác sỹ chính quy dài hạn về công tác.

Chảy máu chất xám bệnh viện (bài 2): Bệnh viện cần phát huy vai trò tự chủ

Hầu hết bác sỹ mới ra trường đều mong muốn về các bệnh viện lớn để được làm việc trong môi trường chuyên sâu, chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều BVĐK tuyến huyện chưa thu hút được bác sỹ đa khoa chính quy dài hạn về công tác như: Cẩm Xuyên, Hồng Lĩnh, Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc...

Mặc dù đã có cố gắng nhưng thực tế, chế độ đãi ngộ cán bộ công chức, viên chức và thu nhập tăng thêm của bác sỹ ở bệnh viện công Hà Tĩnh còn rất thấp so với thu nhập ở các đơn vị y tế ngoài công lập và công lập tại các tỉnh bạn và các bệnh viện khu vực phía Nam. Vì vậy, tình trạng một bộ phận bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, chọn làm việc ở những đơn vị có thu nhập cao hơn và môi trường làm việc tốt hơn không chỉ riêng ở Hà Tĩnh mà là xu hướng chung của cả nước.

Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu

Về phía trách nhiệm của ngành, Giám đốc Sở Y tế cho biết, sẽ tiếp tục tham mưu HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế chất lượng cao để giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn vị, vùng miền và tỉnh bạn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực cao về làm việc tại các bệnh viện tuyến huyện, đặc biệt là đội ngũ bác sỹ chính quy dài hạn (mỗi năm, các bệnh viện tuyến huyện thu hút từ 35 - 40 bác sỹ chính quy dài hạn về công tác).

Mặt khác, ngành tiếp tục nỗ lực huy động nguồn lực, đầu tư cải thiện cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị hiện đại, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và chuyên sâu tại các bệnh viện tuyến huyện; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án bệnh viện vệ tinh tại BVĐK thị xã Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Hương Sơn và mở rộng đề án bệnh viện vệ tinh đến các bệnh viện tuyến huyện khác...

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu, các bệnh viện phải xây dựng được chính sách để giữ nguồn nhân lực. Đặc biệt, với cơ chế tự chủ hiện nay thì bệnh viện càng phát huy được vai trò trong vấn đề này.

Trước mắt, sẽ còn nhiều khó khăn

Việc thu hút và “giữ chân” bác sỹ ở bệnh viện tuyến huyện trước mắt sẽ còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết bác sỹ trẻ nộp đơn đăng ký về tỉnh công tác phần lớn đều có nguyện vọng vào làm việc tại BVĐK tỉnh.

Thực tế cho thấy, chính sách thu hút của tỉnh hiện nay chưa thực sự hấp dẫn được đội ngũ bác sỹ. Vì vậy, việc thu hút được bác sỹ trẻ về công tác đang hoàn toàn phụ thuộc vào các bệnh viện tuyến huyện.

Chảy máu chất xám bệnh viện (bài 2): Bệnh viện cần phát huy vai trò tự chủ

Cách đây 2 năm, BVĐK huyện Cẩm Xuyên mới tuyển được 2 bác sỹ đa khoa nhưng lại có 2 bác sỹ chuyên khoa ra đi

Giám đốc BVĐK Nghi Xuân Hà Thanh Sơn bày tỏ: Trước áp lực thiếu nguồn bác sỹ, bệnh viện đã tham mưu cho huyện thực hiện chính sách thu hút. Đối với BVĐK Nghi Xuân hiện nay, mỗi bác sỹ trẻ về sẽ nhận được nguồn hỗ trợ là 120 triệu đồng, trong đó, huyện 40 triệu, nguồn bệnh viện 40 triệu và tỉnh 40 triệu đồng. Ban Giám đốc bệnh viện đã trực tiếp đến Trường Đại học Y khoa Vinh để vận động các em và đã có 15 bác sỹ trẻ đăng ký về làm việc ở bệnh viện. Tháng 8/2018, Bệnh viện đã ký hợp đồng với 8 bác sỹ và đang xem xét, gửi đào tạo chuyên khoa tại các bệnh viện lớn trong nước. Đồng thời, sẽ ràng buộc trách nhiệm bằng việc giữ chứng chỉ hành nghề của các em trong thời gian 5 năm.

Các bệnh viện tuyến huyện khác cũng đang bằng mọi cách để thu hút bác sỹ trẻ mới ra trường. Tuy nhiên, theo nắm bắt của chúng tôi, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện vẫn nơm nớp nỗi lo tình trạng “chảy máu bác sỹ”, ngay cả với bác sỹ trẻ thuộc diện thu hút sau khi đã được đào tạo, được cấp chứng chỉ hành nghề.

Theo thống kê của Sở Y tế, từ năm 2012 - 2017, toàn tỉnh có 45 bác sỹ nghỉ việc, trong đó có 1 tiến sỹ, 22 thạc sỹ. Riêng giai đoạn 2016 - 2017 đã có 26 bác sĩ, dược sĩ đại học bỏ việc, thôi việc.

Nhiều giám đốc bệnh viện tuyến huyện cho rằng, giải pháp cốt yếu nhất để “giữ chân” được các bác sỹ hiện nay là thực hiện cải cách chế độ tiền lương để tạo cơ chế trả thù lao phù hợp với thực tiễn. Như hiện nay, quy định về chế độ phụ cấp rất cồng kềnh, gây bất cập trong thu nhập lao động. Chẳng hạn như có những điều dưỡng khoa lây ở BVĐK huyện hiện nay tiền lương và phụ cấp nhận đến 11 triệu đồng/tháng, trong khi bác sỹ là phó giám đốc, giám đốc bệnh viện chỉ nhận được 10 triệu đồng/tháng, đó là chưa kể đến số đông bác sỹ khác chỉ có thu nhập từ 6-8 triệu đồng/tháng…

Trong điều kiện chế độ đãi ngộ của tỉnh còn hạn chế so với nhiều địa phương khác, cách duy nhất là thực hiện cơ chế tự chủ, vì vậy, tỉnh cần tạo điều kiện cho bệnh viện công được cải cách chế độ tiền lương theo cơ chế của bệnh viện tư, chỉ có một chế độ tiền lương (không có phụ cấp). Có như vậy, các bệnh viện mới phân chia thu nhập một cách công bằng và tạo được nguồn để nâng mức thu nhập thỏa đáng cho bác sỹ.

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.