Chỉ có Mỹ mới "cứu" được giá dầu?

Chỉ trong 2 ngày Thứ 4 và Thứ 6 tuần vừa rồi, giá dầu đã tăng gần 25%. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng chỉ có Mỹ mới có thể “cứu” được giá dầu thế giới tăng trở lại.

Trang Business Insider đưa tin, tính đến nay, giá dầu đã giảm khoảng 74% so với thời đỉnh điểm vào tháng 6/2014. Mặc dù giá dầu giảm giá là không thể tránh khỏi, nhưng xét triển vọng trong thời gian dài vẫn còn rất ảm đạm. Và chỉ có Mỹ mới có thể giúp thay đổi cục diện này.

Gánh nặng cân bằng thị trường dầu đang dồn lên vai các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ (Ảnh minh họa)

Ed Morse, Trưởng nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Citi Group, nhận định: “Mỹ có thể giải cứu thị trường dầu mỏ bằng cách thay đổi sự bất cân bằng nguồn cung vốn đã dẫn đến sự “lao dốc” về giá cả. Giá dầu thấp là yếu tố cần thiết để tiết giảm nguồn cung, tuy nhiên sản lượng dầu thô do các nước ngoài OPEC sản xuất, đặc biệt từ Mỹ, lại tăng rất nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này sẽ đặt gánh nặng lên các sản xuất dầu thô của Mỹ trong việc làm cân bằng thị trường trong thời gian ngắn.”

Mặc dù cuối tuần qua, giá dầu đã hồi phục về mức khoảng 30 USD/thùng nhưng mức giá này vẫn còn “thua xa” mức giá mà các nước tham gia vào thị trường dầu mong đợi vài năm trước.

“Trừ khi sản lượng dầu giảm trong vòng 3-6 tháng tới, giá dầu khó có thể hồi phục được,” Morse nhận định.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC gồm 13 thành viên do Ả rập Xê út đứng đầu đã bỏ qua chính sách cắt giảm sản lượng nhằm khôi phục giá dầu về mức của năm 2014. Thay vào đó, họ quyết định đẩy mạnh sản lượng dầu để giữ “miếng bánh” thị phần trên thị trường.

Vì sự giảm giá dầu hiện nay là do dư thừa nguồn cung - chứ không chỉ bởi cầu yếu – thì cần có ai đó cắt giảm sản lượng dầu.

Tuy nhiên, có vẻ như người cắt giảm sản lượng dầu không phải là Ả rập Xê út. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Khalid al-Falih, Giám đốc Công ty dầu khí quốc gia của Ấn Độ - Saudi Aramco, nhận đinh rằng giá dầu ở mức 30 USD/thùng là “vô lý”, giá dầu sẽ hồi phục và rằng Ả rập Xê út sẽ không cắt giảm sản lượng.

Theo Morse, điều này lại tiếp tục dồn gánh nặng lên các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

“Nếu cùng lúc các nhà sản xuất giảm sản lượng bơm dầu khi giá ở mức 30 USD/thùng sẽ dẫn đến sự giảm sản lượng chung vào năm 2016. Trong trò chơi tay ba giữa các nhà sản xuất dầu của OPEC, các nhà sản xuất dầu đá phiến, và các nhà sản xuất dầu phi đá phiến ngoài OPEC; thì chỉ có ngành dầu đá phiến tăng trưởng quá nhanh. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của các nhà sản xuất dầu chi phí cao trong việc giảm bớt sản lượng dầu trong bối cảnh giá dầu thấp.”

Chung quy lại thì các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ cần cắt giảm sản lượng dầu và không còn lựa chọn nào khác.

Thời gian qua, các nhà sản xuất dầu đá phiến đẩy mạnh sản lượng là để thanh toán nợ nần họ đã vay trong giai đoạn lãi suất thấp.

Ngược lại, Morgan Downey, CEO của Money chia sẻ với trang Business Insider rằng, Ả rập Xê út có tới 500 tỷ USD dự phòng tiền mặt ngay khi giá dầu giảm và họ biết rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ bị ảnh hưởng khi giá dầu thấp vì họ đang trong cảnh nợ “đầm đìa”.

“Các nhà sản xuất dầu giá cao – Các nhà sản xuất dầu ở Nam Mỹ - đang bị loại khỏi cuộc chơi một cách từ từ nhưng chắc chắn. Và tất nhiên, giá dầu sẽ hồi phục vào năm tới hoặc 1,5 năm nữa và giá dầu sẽ về mức trên 50 USD/thùng.”

Điều này không có nghĩa là tương lai của Ả rập Xê út sẽ sáng sủa. Trong một nhận định gần đây, Helima Croft thuộc RBC Capital cho rằng "2016 sẽ là năm đầy khó khăn cho Ả rập Xê út”, và các nhà sản xuất dầu của OPEC sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế và chính trị nếu giá dầu không hồi phục trong năm nay.

Theo Dân trí

Chủ đề Hội nhập Quốc tế

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.