Thực hiện tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", tỉnh Hà Tĩnh đã và đang tích cực đồng hành triển khai dự án đường dây 500 kV mạch 3 qua địa bàn, góp phần đưa dự án "về đích" đúng tiến độ.
Sau khi phát hiện cá thể chim yến phụng, gia đình ông Lê Hồng Thuận (phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) đã tiến hành chăm sóc rồi bàn giao cho lực lượng chức năng.
Bố trí lực lượng canh gác, phát dọn thực bì, tu bổ đường băng cản lửa… là những giải pháp mà các địa phương ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện để bảo vệ 360.000 ha rừng và đất lâm nghiệp.
Các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã được các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh triển khai bài bản với tinh thần “phòng là chính”.
Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch, phương án và đang sẵn sàng nhân lực, phương tiện để ra quân bảo vệ rừng trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Các địa phương có lợi thế về đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh tiếp tục phát triển rừng trồng gắn với khai thác hiệu quả rừng nguyên liệu để ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Các địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh mỗi năm trồng mới khoảng 8.000 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán để phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp...
Lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh vừa tiếp nhận một cá thể chim diều hoa Miến Điện từ một hộ dân tại xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà để bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang thả về môi trường tự nhiên.
Cá thể sóc đen thuộc nhóm IIB - danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm vừa được một hộ dân ở thành phố Hà Tĩnh tự nguyện giao nộp cho lực lượng chức năng.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Nguyễn Hữu Thiện đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Với quyết tâm hạn chế tối đa thiệt hại về rừng do cháy, chính quyền các cấp, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng... ở Hà Tĩnh đang triển khai đồng bộ, kịp thời nhiều biện pháp, giải pháp để phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng.
Hiện nay, chính quyền các cấp, chủ rừng, các lực lượng chức năng, nhất là lượng lượng kiểm lâm ở Hà Tĩnh đang tập trung vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm để bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng trong thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ, Hà Tĩnh phấn đấu đến hết năm 2025 trồng thêm khoảng hơn 13,7 triệu cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển KT-XH và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) bị tạm đình chỉ công tác trong 30 ngày để làm rõ vụ việc nhiều cây gỗ tự nhiên bị khai thác trái phép.
Các ngành chức năng Hà Tĩnh đang vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc rừng tự nhiên ở xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) do Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ quản lý bị xâm hại.
Dù các ngành chức năng đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp PCCCR nhưng gần như năm nào Hà Tĩnh cũng xảy ra các vụ cháy rừng, trong đó có cả những vụ thiêu rụi nhiều diện tích rừng. Ngoài nguyên nhân do thời tiết cực đoan thì ý thức PCCCR của một số chủ rừng, một bộ phận người dân là điều đáng lo ngại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các đơn vị, địa phương không chủ quan, tiếp tục tập trung cao cho công tác chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện phòng chống cháy rừng (PCCR).
Năm 2021, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã đưa vào vận hành hệ thống camera 3600 trong công tác phòng, chữa cháy rừng. Đây là một trong những nội dung chuyển đổi số của ngành lâm nghiệp tỉnh cho thấy hiệu quả ứng dụng thực tiễn cao.
Hà Tĩnh đang bước vào mùa nắng nóng và dự kiến sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong thời gian tới, dẫn tới nguy cơ cao xảy ra các vụ cháy rừng nên các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần chủ động trước mọi tình huống.
Tết đến xuân về là dịp để mọi người sum họp, đoàn viên cùng gia đình nhưng đây cũng là thời điểm mà các đối tượng lợi dụng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép nên lực lượng bảo vệ rừng phải tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ “lá phổi xanh” của Hà Tĩnh.
Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng với nỗ lực vượt khó, chung sức, đồng lòng, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã làm tốt công tác quản lý, phát triển rừng, không để xảy ra các điểm nóng về tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng.
Việc quy hoạch, mở rộng mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản ở Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm cho người trồng rừng và thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương miền núi.
Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây” đăng trên Báo Nhân dân. Đây là dấu mốc để ngày 28/6/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 380/TTg lấy ngày 28/11 là ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp Việt Nam. 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng.