Chiến thắng của đường lối cách mạng và sức mạnh dân tộc anh hùng

(Baohatinh.vn) - Đại thắng mùa xuân năm 1975 là mốc son chói lọi, chiến công oanh liệt trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Ròng rã 9 năm trường kỳ kháng chiến, với đường lối chiến tranh nhân dân, tinh thần độc lập tự chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khơi dậy được quyết tâm: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” của toàn dân tộc, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải đầu hàng và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Nhưng lửa chiến tranh tắt chưa lâu thì kế chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ - thực dân kiểu mới đã ngang nhiên xóa bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhảy vào miền Nam tiến hành cuộc xâm lược. Chúng dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và tiến hành đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam với chủ trương “diệt cộng” hết sức dã man.

Chiến thắng của đường lối cách mạng và sức mạnh dân tộc anh hùng

Sân Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 (Ảnh tư liệu)

Trước tình hình đó, vào năm 1959, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 với quyết tâm chiến lược xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu phương cho chiến trường miền Nam, phát động chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, Nhân dân miền Nam đồng khởi nổi dậy khắp nơi, tiến hành cuộc kháng chiến bằng sức mạnh của ba thứ quân và kết hợp ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao. Trước tình thế ngụy quyền Sài Gòn có nguy cơ sụp đổ, đế quốc Mỹ một mặt đem hơn 50 vạn quân vào miền Nam, mặt khác, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

Vào lúc cả thế giới khiếp sợ Mỹ thì Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao quyết tâm đánh Mỹ với đường lối: Xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam; quân dân miền Nam quyết tâm đánh đổ Mỹ - ngụy, tiến lên giành chính quyền, thống nhất nước nhà.

Với lời kêu gọi: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cả miền Bắc rầm rộ khí thế thi đua “Một người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” với các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Hai giỏi”, “Hai tốt”… vừa sản xuất, vừa chiến đấu, giữ vững mạch máu giao thông ra chiến trường. Ở miền Nam khắp nơi nổi dậy, đánh vào sào huyệt Mỹ - ngụy.

Từ những chiến thắng vang dội ở Núi Thành, Ấp Bắc, Đồng Dù… tiếp đến là chiến thắng Mậu Thân 1968 làm suy sụp một bước ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải hội đàm với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, thừa nhận chính quyền cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.

Chiến thắng của đường lối cách mạng và sức mạnh dân tộc anh hùng

Khoảnh khắc xe tăng quân Giải phóng miền Nam húc đổ cổng Dinh Độc Lập (Ảnh tư liệu)

Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ tiến hành mở rộng chiến tranh ở miền Bắc với quy mô lớn, tập trung lực lượng tinh nhuệ, hiện đại của không quân và hải quân, kể cả tuần dương hạm và B52 đánh vào Thủ đô, với mục tiêu “đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá”. Nhưng với sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng vẻ vang, làm nên “Điện Biên Phủ trên không”. Chiến thắng vang dội này cùng với chiến công liên tiếp của quân và dân miền Nam buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973.

Thời cơ cách mạng giải phóng miền Nam đã mở ra. Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, cả nước dồn sức cho chiến trường, quyết tâm giải phóng miền Nam sớm nhất. Với sự tài tình trong nhận định thời cơ và quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị trên cơ sở thế và lực mới ở chiến trường, chúng ta mở mặt trận ở Tây Nguyên, với chiến công đầu mang tính quyết định: đánh Buôn Mê Thuột vào tháng 3/1975.

Trước tình thế mới, Bộ Chính trị ra quyết tâm mở chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam trong năm 1975. Với khí thế “thần tốc, thần tốc hơn nữa”…, chỉ hơn 2 tháng, từ chiến thắng Buôn Mê Thuột, tiếp đến giải phóng Tây Nguyên, TP Huế, TP Đà Nẵng…, với các mũi giáp công của quân chủ lực kết hợp với lực lượng nổi dậy, ngày 30/4/1975, quân giải phóng đã tiến vào giải phóng Sài Gòn, buộc ngụy quyền phải tuyên bố đầu hàng.

Chiến thắng của đường lối cách mạng và sức mạnh dân tộc anh hùng

Nhân dân Sài Gòn đón chào quân Giải phóng (Ảnh tư liệu)

Thế là suốt 20 năm, từ chỗ thế và lực không cân đối, phải đương đầu với tên “sen đầm quốc tế” đế quốc Mỹ, Việt Nam đã chiến thắng. Chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, một lần nữa Việt Nam ghi tên vào bảng vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc và nhân loại, mở ra kỷ nguyên mới cho loài người, góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

Trong chiến thắng oanh liệt của dân tộc, Hà Tĩnh tự hào có đóng góp không nhỏ. Quân và dân ta đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, xây dựng tiềm lực hậu phương, đảm bảo giao thông thông suốt, đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, huy động nhân tài, vật lực cho tiền tuyến. Hà Tĩnh bắn rơi 267 máy bay, làm mới và sửa chữa trên 650 km đường ô tô, 100 km đường goòng.

Trong chiến đấu, Hà Tĩnh đã xuất hiện nhiều điển hình trên các mặt trận như chiến công đầu ngày 26/3/1965 ở rú Nài; bắt giặc lái, bắn hạ máy bay trực thăng ở Hương Khê; bắn chìm tàu chiến ở Nghi Xuân; đảm bảo giao thông ở Ngã ba Đồng Lộc; thâm canh 5 tấn/ha ở các hợp tác xã Đại Thanh (Đức Thanh), Mật Thiết (Kim Lộc); thi đua “Hai tốt” ở Cẩm Bình…

Chiến thắng của đường lối cách mạng và sức mạnh dân tộc anh hùng

Thành phố Hà Tĩnh hôm nay.

Kỷ niệm 45 năm Tổng tiến công, nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, càng thêm tự hào về dân tộc ta và Đảng ta. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đất nước tiếp tục thu được những thành tựu to lớn. Năm 2019, tổng thu nhập GDP trên 260 tỷ USD, bình quân đầu người gần 2.800 USD, xuất siêu trên 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối trên 80 tỷ USD, chính trị - xã hội ổn định, QPAN được giữ vững, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống Nhân dân được nâng lên, có vị thế xứng tầm trên trường quốc tế.

Đặc biệt, hiện nay, chúng ta đang tiến hành có hiệu quả việc chống đại dịch Covid-19 với tính ưu việt của thể chế chính trị và sức mạnh tổng hợp của cộng đồng. Những thành tựu nổi bật đã minh chứng cho lời nhận xét của vị chính khách quốc tế, đại diện Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, như lời Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhắc lại: “Mây đen bao phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam”.

Chủ đề CHIẾN THẮNG 30/4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.