(Baohatinh.vn) - Các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đã thực hiện xác nhận thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ thửa đất và số tờ bản đồ trên 37.467 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân các xã thực hiện việc sáp nhập ở Hà Tĩnh.
Người dân xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên) thực hiện việc đăng ký biến động trên GCNQSD đất.
Từ cuối tháng 10, các chi nhánh văn phòng đất đai trên địa bàn tỉnh triển khai nhân lực về các địa phương để thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký biến động trong giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất cho các hộ dân tại các xã, phường, thị trấn sáp nhập theo Nghị quyết 819 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc thực hiện đăng ký biến động trên GCNQSD đất chủ yếu liên quan tới xác nhận thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ thửa đất và số tờ bản đồ của bìa đất.
Trước khi thực hiện đăng ký biến động GCNQSD đất, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chủ động ban hành kế hoạch, thông báo cho chính quyền địa phương để thông tin người dân nắm bắt, bố trí thời gian thực hiện việc cập nhật.
Đã có 37.467 bìa đất của người dân được chỉnh lý biến động.
Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Nguyễn Cao Sâm cho hay: Tính đến hết ngày 20/10, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh đã chỉnh lý biến động 37.467 bìa đất cho người dân các xã sau sáp nhập.
Cụ thể, khối lượng GCNQSD đất đã thực hiện tại Thạch Hà là 3.770, Nghi Xuân 7.312, TP Hà Tĩnh 2.780, Cẩm Xuyên 1.895, Hương Khê 2.230, Vũ Quang 2.493, Hương Sơn 8.222, Đức Thọ 4.059, Can Lộc 4.706.
Tới đây, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh biến động cho các địa phương thực hiện việc sáp nhập ở huyện Kỳ Anh, TX Kỳ Anh, TX Hồng Lĩnh với khối lượng dự kiến khoảng 10.000 GCNQSD đất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Trong danh sách 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 25 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 5 đơn vị.
Với những định hướng đột phá, Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Hà Tĩnh.
165 suất quà tết được Thượng tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an trao tặng đến các hộ nghèo và phật tử có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Chương trình Vòng tay nhân ái của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối nhân ái, giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh KT-XH toàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự quyết liệt, linh hoạt, Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh đã cán nhiều đích mới.
Dịp tết Nguyên đán năm 2025, Hà Tĩnh dành gần 4,4 tỷ đồng để chúc thọ, mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi, tròn 90 tuổi và tặng quà đối tượng bảo trợ xã hội với mức quà từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng.
“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ và “Hội chợ Tết nhân ái” 2025 là chương trình khởi đầu cho chuỗi hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương Hà Tĩnh chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội.
Với những hoạt động ý nghĩa, nhân văn, ấm áp nghĩa tình, "Hội chợ Tết nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Hà Tĩnh đã đem đến cho người có hoàn cảnh khó khăn một cái Tết ý nghĩa, đong đầy yêu thương
TP Hà Tĩnh đã thực hiện đăng ký biến động trên 3.695 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thuộc phường Thạch Linh cũ sau khi sáp nhập vào phường Trần Phú.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn 55/NHNN-TD đề nghị 9 ngân hàng thương mại (NHTM) khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.
Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh vừa phân bổ và giao bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 hơn 208,5 tỷ đồng, trong đó có hơn 199 tỷ đồng chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công trên địa bàn tỉnh.
Nhiều chính sách tác động đến đời sống người dân có hiệu lực từ tháng 1/2025 như tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, cấm thuốc lá điện tử, quy định mới về đăng ký hộ khẩu...
Xuân này, giấc mơ về một ngôi nhà khang trang, kiên cố của hàng trăm hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã trở thành hiện thực.
Bộ Nội vụ đề xuất: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng BHXH và số năm nghỉ sớm.
Hà Tĩnh đã triển khai hiệu quả các chế độ, chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng ở trên địa bàn.
BHXH Hà Tĩnh đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn được sắp xếp theo Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 phối hợp thông tin cho tổ chức, cá nhân và người dân biết để không ảnh hưởng đến việc tham gia, thụ hưởng các chính sách.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang chuẩn bị chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp hai tháng (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025.
Những năm gần đây, Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm “kéo” tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện xuống mức thấp nhất.
Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở Hương Khê (Hà Tĩnh), các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Nghị quyết số 117/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.