Chính phủ yêu cầu rà soát lại việc đặt trạm và mức phí BOT

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về một số vấn đề liên quan đến tổ chức thu phí tại một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

chinh phu yeu cau ra soat lai viec dat tram va muc phi bot

Lý do chính khiến người dân và tài xế tham gia giao thông phản đối là do sự bất hợp lý trong việc đặt trạm thu phí BOT lẫn mức phí do nhà đầu tư áp đặt.

Theo đó, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các địa phương và chủ đầu tư liên quan tiến hành rà soát việc đặt trạm thu phí và mức thu phí, kể cả các dự án chưa tổ chức thu, có giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời, trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan để không phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp.

Thời gian qua đã xảy ra tình trạng khiếu kiện, gây dư luận trái chiều tại một số trạm thu phí BOT như Bến Thủy, Cai Lậy, Quốc lộ 5… Điển hình cho việc phản đối này là các tài xế đã sử dụng tiền lẻ, tiền mệnh giá nhỏ để trả phí khi qua trạm, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Lý do chính khiến người dân và tài xế tham gia giao thông phản đối là do sự bất hợp lý trong việc đặt trạm thu phí BOT lẫn mức phí do nhà đầu tư áp đặt. Hầu hết các trạm thu phí BOT đều được chủ Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương chấp thuận đặt tại các tuyến đường không được đầu tư bằng nguồn vốn của nhà đầu tư.

Lý giải về sự bất hợp lý này, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng như các địa phương đều khẳng định, việc cho phép đặt các trạm thu phí trên các tuyến đường không phải là dự án BOT là do trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư đã kết hợp bỏ vốn tiến hành tu sửa, nâng cấp tuyến đường cũ. Do đó, việc đặt các trạm thu phí BOT trên các tuyến đường đó là nhằm giúp nhà đầu tư nhanh thu hồi vốn.

Phản hồi trên các phương tiện truyền thông, dư luận cả nước cho rằng, người dân không hề phản đối việc đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT.

Theo VnEconomy

Đọc thêm

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.