Ban hành Luật Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng và Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh trong phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Sáng 26/10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng và Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, các vị đại biểu Quốc hội bầu tại địa phương và đại diện Công an tỉnh cùng dự.

Ban hành Luật Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng và Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại phiên thảo luận trực tuyến, các đại biểu Quốc hội đánh giá: Việc xây dựng dự án Luật CSCĐ nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, làm cơ sở xây dựng CSCĐ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới.

Đại biểu cũng cho rằng hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, đầy đủ, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ban hành Luật Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và đại diện Công an tỉnh cùng dự.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến, dự thảo Luật cần làm rõ vai trò chủ trì, phối hợp giữa CSCĐ với các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới, chủ trì việc cứu hộ, cứu nạn trên biển; quy định rõ việc đảm bảo huy động người, trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng CSCĐ...

Nhiều ý kiến đề nghị nội dung của dự thảo Luật cần cụ thể hơn các trường hợp mà lực lượng CSCĐ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; bổ sung quy định chi tiết về tiêu chuẩn tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và chế độ chính sách của lực lượng CSCĐ trong dự thảo Luật.

Đại biểu đề nghị cần bám sát chức năng “làm nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang” của CSCĐ, chỉ quy định những nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp vũ trang do CSCĐ chủ trì để làm nổi bật tính chất đặc thù.

Phiên thảo luận cũng đã ghi nhận các ý kiến góp ý về: vị trí, chức năng của CSCĐ (điều 3); nhiệm vụ của CSCĐ (điều 9); quyền hạn của CSCĐ (điều 10); hệ thống tổ chức của CSCĐ (điều 13); huy động người, phương tiện, thiết bị (điều 17); điều động CSCĐ thực hiện nhiệm vụ (điều 18)...

Chiều nay (26/10), Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ban hành Luật Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast