Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh thảo luận về Luật Kinh doanh bảo hiểm
Chiều 31/5, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, dự thảo bổ sung 5 hoạt động gồm: Tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm vào 1 nhóm, gọi là dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Các quy định liên quan (giải thích từ ngữ, điều kiện cung cấp dịch vụ…) đều được quy định chung cho cả nhóm này và độc lập với các dịch vụ hiện có trong Luật Kinh doanh bảo hiểm (kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm).
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, cách thiết kế trên là chưa thống nhất với bản chất của các loại dịch vụ có liên quan tới bảo hiểm, cũng như thông lệ quốc tế. Như vậy, theo khái niệm trên về “tư vấn bảo hiểm” thực chất là nằm trong hoạt động môi giới bảo hiểm, có chăng là thay đổi câu chữ. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại các quy định liên quan theo hướng gộp dịch vụ đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm vào cùng nhóm dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Cụ thể, sửa quy định dự kiến tại Điểm 21, Khoản 1, Điều 1 – Giải thích từ ngữ theo hướng: Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm cả đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Theo đó, các hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cũng cần phải có các quy định bổ sung thêm ở các khía cạnh về nội dung hoạt động. Bởi các hoạt động trên liên quan đến các kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm, nhưng dự thảo luật chỉ mới quy định mỗi khái niệm và một số nguyên tắc, điều kiện hết sức chung chung cho tất cả các hoạt động trên.
Đồng thời, đại biểu đề nghị đổi tên Chương IV từ “Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm” thành “Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm”.
Ảnh TTXVN cung cấp
Liên quan đến việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 93a: Bộ Công thương đã giải trình về việc Chính phủ sẽ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung danh mục bảo hiểm bắt buộc, tuy nhiên đại biểu đề nghị xác định rõ cơ chế thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện luật.
Về “Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm” (Điều 93b): Đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo sửa lại thành: “Có bằng đại học trở lên chuyên ngành bảo hiểm hoặc có bằng đại học trở lên chuyên ngành kinh tế và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp”, do dịch vụ bảo hiểm là hoạt động đòi hỏi phải có chuyên môn đúng chuyên ngành hoặc gần ngành hoạt động kinh doanh.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo văn bản cần thiết phải sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm một cách toàn diện, xác định các yếu tố liên quan phát sinh thực tế, đảm bảo tính thích nghi và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Phạm Nghĩa - Hữu Quý
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Khối nội chính cần phối hợp, chỉ đạo, xử lý dứt điểm các vụ việc
Rà soát đơn vị phấn đấu đạt NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với sáp nhập xã
Sẽ di dời 162 hộ dân TDP Thắng Lợi, Nhân Thắng trong năm 2019
ĐBQH Hà Tĩnh góp ý về quản lý thuế thu nhập cá nhân và chính sách cho doanh nghiệp
Tiếp dân phải có hiệu quả, trả lời đầy đủ, đến nơi đến chốn
Bí thư Tỉnh ủy: Tập trung xử lý dứt điểm kiến nghị tại các phiên tiếp công dân
ĐBQH Hà Tĩnh: Chính phủ cần tập trung công tác quy hoạch, sắp xếp các đơn vị hành chính
Chỉ 1% công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ: Đáng mừng chứ!?
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước châu Âu
Tạo đột phá trong cải cách hành chính ở BQL các Khu kinh tế Hà Tĩnh