Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của báo Đảng địa phương

(Baohatinh.vn) - Với những bài viết sâu sắc, sức lan tỏa rộng rãi , thời gian qua, các cơ quan báo Đảng địa phương đã kịp thời đưa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống , cổ vũ mạnh mẽ tinh thần xây dựng NTM trong Nhân dân.

Sáng 18/9, tại huyện Tam Đảo, Báo Vĩnh Phúc đăng cai tổ chức hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 28 năm 2023 với chủ đề: “Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao và làng văn hoá kiểu mẫu”.

Tham dự có các đồng chí: Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Đặng Thị Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT; Ngô Minh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng và hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo, phóng viên đến từ 25 cơ quan báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; đại diện lãnh đạo phóng viên một số báo Đảng khu vực miền Nam, miền Trung, khu vực Tây Nguyên.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của báo Đảng địa phương

Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tổng Biên tập Báo Vĩnh Phúc Hoàng Thị Nhung nhấn mạnh: Sau hơn 12 năm triển khai, chương trình xây dựng NTM ở nước ta đạt kết quả toàn diện và mang tính lịch sử. Khu vực nông thôn có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nông dân, góp phần quan trọng phát triển KT-XH của cả nước.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của báo Đảng địa phương

Tổng Biên tập Báo Vĩnh Phúc Hoàng Thị Nhung phát biểu đề dẫn hội thảo.

Tính đến tháng 2/2023, cả nước có 6.001/8.211 xã (đạt 73,08%) đạt chuẩn NTM, trong đó, có 958 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 113 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã. Có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 39,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).

Bên cạnh đó, có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM; có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của báo Đảng địa phương

Đại diện lãnh đạo một số báo Đảng khu vực miền Nam, miền Trung, khu vực Tây Nguyên tham gia hội thảo.

Sự khởi sắc của nông thôn, nông nghiệp trên cả nước, khu vực phía Bắc sau hơn 12 năm triển khai thực hiện chương trình là kết quả của sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; thể hiện sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, có vai trò quan trọng các cơ quan báo chí nói chung, các cơ quan báo Đảng địa phương nói riêng.

Trên hành trình xây dựng NTM, các cơ quan báo Đảng đã thể hiện tốt vai trò xung kích đưa chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước, của địa phương về chương trình xây dựng NTM đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, cổ vũ mạnh mẽ các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân chung sức, đồng lòng trong xây dựng NTM.

Tuy nhiên, kết quả chương trình xây dựng NTM vẫn chưa đồng đều, một số tiêu chí khó duy trì. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có nguyên nhân xuất phát từ nội dung và phương thức truyền thông của các cơ quan báo chí nói chung, báo Đảng địa phương nói riêng có mặt còn bất cập, cần đổi mới mạnh mẽ hơn để đáp ứng tốt hơn tình hình và nhu cầu thị hiếu bạn đọc.

Tham luận tại hội thảo, đại biểu các cơ quan báo Đảng địa phương đã đi sâu phân tích về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các giải pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền xây dựng NTM, NTM nâng cao.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của báo Đảng địa phương

Tổng Biên tập Báo Nam Định Hoàng Thị Hoài Phương trình bày tham luận “Báo Nam Định với nhiệm vụ tuyên truyền xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với bảo đảm an ninh trật tự”.

Trong đó, chú trọng tuyên truyền các nội dung: biểu dương những điển hình tiên tiến, mô hình hay cần nhân rộng; kinh nghiệm huy động nguồn lực trong Nhân dân; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân; giải pháp bảo vệ môi trường, xây dựng làng, xã, tổ dân phố sáng - xanh - sạch - đẹp; NTM thông minh…

Các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền xây dựng xã NTM nâng cao và làng văn hoá kiểu mẫu.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm đánh giá cao vai trò của hệ thống báo Đảng trong quá trình tuyên truyền xây dựng xã NTM nâng cao và làng văn hoá kiểu mẫu.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của báo Đảng địa phương

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, với những bài viết sâu sắc, sức lan tỏa rộng rãi, những năm qua, các cơ quan báo Đảng địa phương đã kịp thời chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần xây dựng NTM trong Nhân dân.

Thời gian tới, các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống; tạo niềm tin, khí thế, động lực mới thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25 của Quốc hội khóa XV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ động, tích cực đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, áp dụng các phương thức truyền thông mới, hiện đại, bắt kịp xu thế chuyển đổi số. Xây dựng phương án truyền thông hiện đại về nông thôn mới để tiếp cận độc giả tuyên truyền cần sinh động, có dẫn chứng số liệu thực tế...

Bên cạnh đó, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo Đảng trong khu vực để xây dựng, triển khai những tuyến bài lớn, có tính định hướng dẫn dắt về xây dựng nông thôn mới; những vướng mắc, hạn chế của địa phương này có thể là bài học kinh nghiệm cho địa phương khác...

Các cơ quan báo Đảng địa phương phải xác định tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là nhiệm vụ chính trị của tờ báo, là trách nhiệm xã hội của phóng viên đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.