Bước cuối cùng, cô y tá đưa ra một tờ giấy cam đoan đã được đánh sẵn nội dung, bảo người nhà viết tên và ký vào. Dù nóng lòng, song anh K. vẫn cầm tờ giấy đọc một cách cẩn thận.
Minh họa của Huy Tùng
Anh thắc mắc với cô y tá: “Chị ơi, tôi không thấy ghi kết quả test thử thuốc trước khi tiêm, nhưng trong tờ giấy cam đoan lại viết sẵn: “Sau khi tiến hành test thuốc, tôi đã được bác sỹ giải thích về tiến trình phẫu thuật, tôi thực sự thông suốt các vấn đề mà bác sỹ giải thích, tôi cam kết sẽ không khiếu nại gì đối với bác sỹ và bệnh viện nếu có tai biến xẩy ra. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và quyết định đồng ý cho tiến hành phẫu thuật”.
Cô y tá quay lại, thủng thẳng: “Đây là bản cam đoan, nếu người nhà bệnh nhân đồng ý ký vào thì chúng tôi mới tiến hành phẫu thuật được, còn nếu người nhà bệnh nhân không đồng ý ký vào thì chúng tôi không có quyền tiến hành phẫu thuật…”.
Rơi vào tình trạng “hai con dê cùng qua một chiếc cầu”, chẳng ai chịu nhường ai, chỉ tội mỗi ông cụ đang rên rỉ vì đau đớn…
Tuy nhiên, với kiến thức, kinh nghiệm của một điều tra viên dày dạn, anh K. đã “buộc” kíp trực hôm đó ghi rõ thời gian test thuốc, loại thuốc, kết quả thử test vào tờ giấy cam kết, sau đó, anh mới đại diện gia đình ký đồng ý cho tiến hành ca phẫu thuật.
Ca mổ sau đó được tiến hành thành công, có người bảo anh K. quá cẩn thận. Nhưng nhiều người lại cho rằng: nếu ca phẫu thuật thất bại, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay nghiêm trọng hơn là tử vong thì tờ giấy cam đoan kia (khi nó không được thêm các nội dung mà anh K. yêu cầu) có phải là lý do để bệnh viện “phủi” trách nhiệm?