(Baohatinh.vn) - Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT, người dân không khỏi thấp thỏm lo âu khi di chuyển qua khu vực ngã tư thôn Đại Yên thuộc xã Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh).
Vụ TNGT vào ngày 5/8 tại ngã tư thôn Đại Yên (xã Thạch Mỹ, Lộc Hà).
Dự án nâng cấp, mở rộng đường cứu hộ, cứu nạn ven biển huyện Lộc Hà (hay còn gọi là đường ĐH.112, nối từ xã Phù Lưu đến thị trấn Lộc Hà) có chiều dài gần 7 km đã thực hiện xong với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng từ năm 2022.
Trên tuyến đường này, ngã tư thôn Đại Yên - điểm giao nhau giữa đường cứu hộ, cứu nạn ven biển Lộc Hà với đường trục xã Thạch Mỹ thường xuyên có lưu lượng người, phương tiện qua lại rất đông, trong đó có nhiều xe trọng tải lớn...
Việc lưu lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh kéo theo nguy cơ TNGT trên cung đường này luôn thường trực. Thực tế, nhiều vụ TNGT liên tiếp diễn ra tại ngã tư, trở thành nỗi ám ảnh của người dân.
Biển “bấm còi” được người dân gán lên tường để nhắc nhở, cảnh tỉnh người tham gia giao thông khi đi qua khu vực này.
Anh Phan Duy Trường (thôn Đại Yên, xã Thạch Mỹ) chia sẻ: "Vụ tai nạn mới đây, 2 xe máy tông nhau trực diện khiến một người bị văng ra xa, gãy xương vai, phải chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh chữa trị. Chuẩn bị bước vào năm học mới, lưu lượng học sinh qua đây tăng, chúng tôi càng thêm lo lắng".
Ngã tư thường xuyên có các phương tiện tải trọng lớn di chuyển qua.
Thường xuyên di chuyển qua đoạn đường này, anh Trần Văn Thạch (thị trấn Lộc Hà) cho biết: “Trên tuyến đường DH. 112 thì ngã tư này được bà con gọi là “ngã tư tử thần”. Ngã tư không rộng nhưng phương tiện giao thông nhiều; 2 bên ngã tư còn bị khuất tầm nhìn. Ý thức của một số người tham gia giao thông chưa cao, mạnh ai nấy đi nên rất dễ xảy ra tai nạn. Lần nào đi qua đây tôi cũng phải bấm còi để cảm thấy yên tâm hơn”.
Anh Phan Duy Trường (thôn Đại Yên, xã Thạch Mỹ) chỉ điểm tai nạn cách đây hơn 1 tuần.
Chỉ vào cột thép bị cong vẹo trước sân nhà, ông Phan Trọng Hồng (thôn Đại Yên, xã Thạch Mỹ) vẫn rùng mình khi kể lại vụ tai nạn cách đây không lâu: “Đợt ấy, 1 chiếc xe máy Lead lao đâm vào cột thép trước cửa nhà tôi. Chỉ tính từ cuối năm 2023 đến nay đã có hàng chục vụ va quyệt, nhẹ thì xây xước tay chân, nặng thì chết người. Đề nghị các cấp chính quyền, đơn vị liên quan có hướng xử lý như lắp đặt biển báo, gờ giảm tốc... để hạn chế tình trạng TNGT tại đây”.
Video: Ông Phan Trọng Hồng đề xuất các biện pháp hạn chế TNGT
Không kịp thời được đầu tư, nâng cấp hạ tầng sau khi thực hiện chủ trương chuyển đổi khiến chợ Huyện (xã Bình An, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp, nhếch nhác.
Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Nghỉ hè là dịp trẻ dành nhiều thời gian vui chơi tại nhà hoặc ở khu vực công cộng. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thương tích với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi các công trình dân sinh trên địa bàn xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Hàng loạt máy móc, thiết bị khai thác đá trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị bỏ lại ngổn ngang gây lãng phí tài nguyên, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là cảng cá cấp II tiếp nhận tàu công suất đến 400 CV nhưng bất cập hiện nay là luồng lạch bị bồi lắng khiến tàu thuyền vào ra rất khó khăn.
Tình trạng mua bán, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định của người dân trước cổng chợ Trổ Thạch Đài (xã Thạch Đài, TP Hà Tĩnh) dẫn đến mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã đóng cửa nghĩa trang Thiên Cầm để thực hiện chỉnh trang lại Khu du lịch Thiên Cầm. Tuy nhiên, từ tháng 10/2023 đến nay, nghĩa trang mới vẫn chưa được xây dựng.
Dọc tuyến đường Cửa Rào - Hương Thọ ở địa phận xã Quang Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, bất cập trong giao thông gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Mùi hôi thối bốc lên từ các trang trại chăn nuôi gần khu dân cư khiến cho cuộc sống của hơn 100 hộ dân ở xã Cẩm Bình (TP Hà Tĩnh) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đường cứu hộ, cứu nạn âu tránh trú bão cho tàu cá ở xã Thạch Kim (Thạch Hà, Hà Tĩnh) sau 15 năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp, tiềm ẩn mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Tình trạng xe tải xả nước bẩn khi lưu thông trên tuyến đường ven biển Hà Tĩnh khiến cuộc sống của nhiều người dân ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân) khổ sở vì mùi hôi thối.
Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
Tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều công trình hạ tầng được cải tạo khiến việc đổ rác thải xây dựng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị ở Hà Tĩnh.
Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Chính quyền và người dân phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) mong ngành chức năng sớm có phương án xử lý 2 cầu sắt bắc qua kênh thoát lũ để đảm bảo an toàn và lưu thông dòng chảy.
Dù chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định, 1 doanh nghiệp có trụ sở tại Hải Phòng vẫn lắp đặt các trạm thông tin di động trong khu dân cư ở TP Hà Tĩnh.
Hơn 13 năm sử dụng, khu nhà học Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chưa được nâng cấp, sửa chữa khiến cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo điều kiện học tập.
Trong bối cảnh thị trường vàng trong nước và Hà Tĩnh liên tục biến động, nhiều người lựa chọn giao dịch vàng online, tuy nhiên phương thức này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) bị mất, hư hỏng nắp mương thoát nước sẽ vô tình gây nguy hiểm cho người đi đường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Đủ loại rác thải ngổn ngang dọc 2 bên tuyến đê Tả Nghèn thuộc địa phận tổ dân phố 9, thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.