Thấp thỏm nỗi lo sạt lở dưới chân núi Hồng

(Baohatinh.vn) - Cứ đến mùa mưa lũ, 19 hộ dân ở thôn 1, xã Xuân Lam (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) sinh sống dưới chân rú Chùa - thuộc dãy núi Hồng Lĩnh lại thấp thỏm vì nỗi lo sạt lở đất.

4.jpg
Tình trạng sạt lở đất tại rú Chùa thuộc địa phận thôn 1, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân trong nhiều năm qua, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân sinh sống khu vực quanh chân núi, nhất là vào thời điểm mưa lũ.
3.jpg
Chị Nguyễn Thị Tý ở thôn 1, xã Xuân Lam - nhà ở chân núi nhớ lại: Vào cuối tháng 10/2023, trậnmưa lớn kéo dài 3 ngày liên tiếp đã làm sạt lở đất tại rú Chùa. Ở trong nhà thi thoảng nghe tiếng động mạnh từ trên cao nên gia đình tôi sơ tán sang nhà người thân tá túc. Ngay trong đêm đó, cả tấn đất đá, cây cối từ trên núi đổ xuống sát cạnh nhà, nước từ thượng nguồn về dâng cao gần 2m.
2.jpg
“Hiện trường” vụ sạt lở tạo thành những khối đất khổng lồ, vùi lấp vườn tược và cây cối lâu năm của một số hộ dân. Phía trên núi còn nhiều tảng đá lớn có thể lăn xuống chân núi bất cứ lúc nào.
8.jpg
Khu vực nguy cơ sạt lở hiện có 19 hộ dân/63 nhân khẩu đang sinh sống. Nhiều năm nay, cứ đến mùa mưa bão chính quyền địa phương phải cắt cử cán bộ túc trực, bố trí phương tiện để chủ động sơ tán dân.
7.jpg
“Mấy năm nay, tình trạng sạt lở đất liên tiếp xẩy ra xuống vườn nhà tôi. Các vết nứt trên núi thấy rõ. Chúng tôi luôn chuẩn bị tinh thần sơ tán khi có dấu hiệu bất thường. Chỉ lo lúc gia đình ngủ cả mà đất, đá sạt lở thì chạy không kịp" – chị Diện (người dân sống ở thôn 1, xã Xuân Lam) lo lắng.
12.jpg
Phía trên rú Chùa cách chừng 50 m so với nhà dân, dưới tán cây um tùm là những vết nứt dài. Nhiều gốc cây lớn đã bị dòng nước xói gốc, rễ bật ra thành hàm ếch cùng với những tảng đá lớn nằm chơi vơi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở đất khi xẩy ra mưa lớn.
13.jpg
Qua tìm hiểu, tình trạng sạt lở đất tại rú Chùa cũng được chính quyền địa phương phản ánh nhiều lần lên các cấp, ngành liên quan, đã có các đoàn về kiểm tra nhưng chưa đưa ra được phương án xử lý. Mùa mưa lũ đang cận kề, các hộ dân sinh sống tại đây lại nơm nớp lo sợ.

Chính quyền địa phương cũng đã tiến hành kiểm tra, xác định 10 hộ dân ở trong vùng có nguy cơ cao và 9 hộ ở trong vùng có nguy cơ để đề xuất với huyện, tỉnh hỗ trợ tối đa mỗi hộ 20 triệu đồng nâng cấp, sửa chữa nhà ở và mua sắm các loại vật dụng phòng, chống thiên tai theo Nghị quyết 114/2023/NQ- HĐND tỉnh ngày 8/12/2023.

Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chuyên môn chưa tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ nguy cơ sạt lở đất tại rú Chùa nên không có cơ sở để giải quyết. Rất mong, các cấp chính quyền sớm có phương án xử lý chống sạt lở nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản để người dân yên tâm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

Ông Đặng Văn Hoài – Chủ tịch UBND xã Xuân Lam

Đọc thêm

Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.
Bất an bên bờ kênh sạt lở ở Nghi Xuân

Bất an bên bờ kênh sạt lở ở Nghi Xuân

Bờ kênh phía sau cầu Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều hộ dân ở đây luôn trong tình trạng bất an, lo lắng trước mùa mưa lũ.
Rác thải chất đống trên quốc lộ 1

Rác thải chất đống trên quốc lộ 1

Rác thải được chất đống ở nhiều vị trí dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông.
Rác thải chất đống trên đê Tả Nghèn

Rác thải chất đống trên đê Tả Nghèn

Nhiều loại rác thải đổ bừa bãi dọc bờ đê Tả Nghèn đoạn qua xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan.