Chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký văn bản chỉ đạo việc chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới trên địa bàn Hà Tĩnh.

Thực hiện Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời nội dung công điện của Thủ tướng Chính phủ, các nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao tại Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 21/5/2024 về công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa lũ năm 2024; Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 17/7/2024 về Phương án ứng với thiên tai tỉnh Hà Tĩnh năm 2024; Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 về Phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão năm 2024; Văn bản số 3194 /UBND-NL1 ngày 6/6/2026 về việc tăng cường công tác PCTT chuyên ngành thủy sản năm 2024; Văn bản số 2978 /UBND-NL1 ngày 28/5/2024 về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, PCCCR và PCTT&TKCN năm 2024 và các văn bản liên quan.

1.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra công tác PCTT tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô (Hương Khê).

Cùng đó, theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, lũ quét, sạt lở đất để chủ động triển khai phương án cứu hộ cứu nạn thiên tai, phương án đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông khi có thiên tai xảy ra; chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có tình huống thiên tai. Cập nhật hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn phù hợp với diễn biến thiên tai, điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị (trong đó cần đặc biệt lưu ý có biện pháp chủ động, quyết liệt để giảm thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất); tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” bảo đảm kịp thời, hiệu quả để giảm thiệt hại cho người dân khi có thiên tai.

Tổ chức rà soát các khu vực có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, nhất là các khu vực có dân cư, trường học, công sở, doanh trại, nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng… để thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân; đặc biệt phải kiên quyết di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ khi có thiên tai xảy ra.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết về dấu hiệu, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; hướng dẫn các kỹ năng để người dân chủ động ứng phó khi có sự cố, hạn chế thiệt hại. Đặc biệt, cần chú ý có hình thức tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp, kịp thời đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Kiểm tra, rà soát chặt chẽ công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; xây dựng, nhất là việc xây dựng nhà cửa, công trình ở khu vực địa hình sườn dốc, ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất; quản lý, bảo vệ rừng; hoạt động xây dựng (nhất là hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng); khai thác, tập kết khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng.

Giao Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thiên tai, sạt lở đất trong thời gian tới, chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng ngừa, ứng phó kịp thời. Cung cấp các tài liệu về dấu hiệu nhận biết về sạt lở đất, lũ quét, các loại hình thiên tai điển hình; kỹ năng ứng phó cho các địa phương, đơn vị tuyên truyền phố biến đến tận người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

5 người bị ngộ độc do ăn nấm

5 người bị ngộ độc do ăn nấm

Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân trú tại thôn 10 xã Hà Linh (Hương Khê - Hà Tĩnh) có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.
Người dân Đồng Lộc "khát" nước sạch

Người dân Đồng Lộc "khát" nước sạch

6 năm kể từ ngày thành lập thị trấn, đến nay cuộc sống sinh hoạt của hơn 6.000 người dân ở Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn gặp nhiều khó khăn bởi "khát" nước sạch.
"Cứu trợ" đoàn cứu trợ

"Cứu trợ" đoàn cứu trợ

Hàng năm, vào tháng 10 âm lịch, người quê tôi ai còn trụ lại sẽ làm “giỗ lụt năm Thìn”. Ngoại nói, trận lũ năm 1964 là kinh hoàng nhất. Ngoại mất một người em gái, là bà dì Chín của tôi.
Tang thương Làng Nủ

Tang thương Làng Nủ

Trong cơn mưa tầm tã, từng thi thể người dân thôn Làng Nủ lần lượt được đưa về. Nơi ấy, tiếng khóc vang lên khắp nơi khi người ở lại phải đau đớn đón nhận tin dữ sau thảm họa lũ quét kinh hoàng.
Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ. Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bước đầu thống kê một số thiệt hại về người và tài sản đến 11 giờ ngày 11/9/2024 có 292 người chết và mất tích (152 người chết, 140 người mất tích).