Chưa “chốt” phương án mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017

Ngày 20/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 tại Hải Phòng.

Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia ông Phạm Minh Huân cho biết hôm nay là ngày đầu Hội đồng Tiền lương Quốc gia làm việc, Hội đồng đã tổng kết hoạt động và trao đổi về các căn cứ xác định mức tăng lương chứ chưa thương lượng ‘chốt’ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017.

chua chot phuong an muc tang luong toi thieu vung nam 2017

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Năm nay, các bên đại diện người lao động và chủ sử dụng lao động đều đã có những cuộc khảo sát để làm rõ hơn căn cứ đưa ra phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017.

Mức lương tối thiểu năm 2017 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất tăng từ 100.000-180.000 đồng cho 4 vùng, mức tăng trung bình là 4,62 %. Cụ thể, vùng 1 dự kiến tăng thêm 180.000 đồng, vùng 2 tăng 150.000 đồng, vùng 3 tăng 120.000 đồng và vùng 4 tăng 100.000 đồng. Mức này chỉ bằng khoảng gần 50 % mức đề xuất tăng lương năm 2016.

Trong khi đó, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng từ 250.000-400.000 đồng, tương đương khoảng 11%. Theo đó, vùng 1 dự kiến tăng thêm 400.000 đồng, vùng 2 tăng 350.000 đồng, vùng 3 tăng 300.000 đồng và vùng 4 tăng 250.000 đồng.

Như vậy, so với các đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2017, các phương án tăng lương đều thấp hơn 30-50%. Dự kiến, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ tiếp tục họp thương lượng và sẽ “chốt” phương án tăng lương vào tháng 8, mức tăng dự kiến sẽ thấp hơn năm 2016 là 12,4%./.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2016: Vùng 1 là 3,5 triệu đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015, vùng 2 là 3,1 triệu đồng/tháng (tăng 350.000 đồng ), vùng 3 là 2,7 triệu đồng/tháng (tăng 300.000 đồng), vùng 4 là 2,4 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng ).

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 cao hơn mức lương năm 2015 khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng, tăng trung bình khoảng 12,4%.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.