Chung tay đổi thay việc học của các em đồng bào dân tộc Chứt

(Baohatinh.vn) - Sau khi có chủ trương thay đổi hình thức dạy học của học sinh đồng bào dân tộc Chứt (bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) từ học ghép sang học hòa nhập đã nảy sinh một số bất cập nên rất cần sự chung tay của các cấp, ngành và cộng đồng để giúp các em từng bước hòa nhập với môi trường chung.

Video: Học sinh đồng bào dân tộc Chứt học hòa nhập tại Trường Tiểu học Hương Liên

Từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2021 - 2022, tại Trường Tiểu học Hương Liên (xã Hương Liên), các em học sinh của bà con đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre được tổ chức học theo hình thức phân nhóm lớp ghép.

Tuy nhiên, trong đợt về thăm và kiểm tra tại trường vào tháng 4/2022, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo nhà trường thay đổi hình thức dạy học từ học ghép sang học hòa nhập cho các em học sinh đồng bào dân tộc Chứt. Theo đó, từ chỗ học riêng, 22 em đồng bào dân tộc Chứt đã được phân về theo nhóm lớp để học văn hóa chung với các em sinh khác trên địa bàn. Có 6 em vào học lớp 1; 5 em học lớp 2; 3 em học lớp 3; 5 em học lớp 4; 3 em học lớp 5.

Chung tay đổi thay việc học của các em đồng bào dân tộc Chứt

Các giáo viên Trường Tiểu học Hương Liên luôn nỗ lực giúp các em học sinh đồng bào dân tộc Chứt hòa nhập với việc học.

Để thực hiện hiệu quả việc giáo dục hòa nhập cho 22 em học sinh đồng bào dân tộc Chứt, Trường Tiểu học Hương Lâm đã tiến hành viết ra các từ tiếng Chứt đơn giản để các giáo viên chủ nhiệm lớp giao tiếp hằng ngày cùng các em, góp phần tạo sự gần gũi, tăng tính kết nối.

Thầy Đặng Khánh Tùng – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ưu điểm của hình thức giáo dục hòa nhập là giúp các em được tiếp xúc với nhiều bạn bè, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, từ đó các em có sự tiến bộ nhiều trong tiếp thu kiến thức. Đây là hình thức mang tính nhân văn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học”.

Em Hồ Kiều Loan (học sinh lớp 4A1) chia sẻ: "Được đến trường học chung với các bạn người Kinh em thấy rất vui vì có đông bạn chơi cùng”.

Chung tay đổi thay việc học của các em đồng bào dân tộc Chứt

Đối với độ tuổi lớp 1 và lớp 2 việc hòa nhập của các em gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, việc giáo dục hòa nhập cho các em học sinh là con em đồng bào dân tộc Chứt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cô Võ Thị Mai Hương – giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 cho hay: “Sự hòa nhập của các em lớp 1 và lớp 2 là rất chậm. Nhiều em không chịu đến trường buộc các giáo viên phải đến nhà từng em để vận động. Khi đến học, sự ghi nhớ của các em rất yếu, dù các thầy cô phải bỏ nhiều công sức để hướng dẫn”.

“Cái khó lớn nhất hiện nay là nhà trường đang rất thiếu giáo viên văn hóa. Tỷ lệ giáo viên văn hóa của nhà trường hiện là 1 giáo viên trên 1 lớp nên không có giáo viên để dạy tăng cường thêm cho các em về Tiếng Việt và các kỹ năng sống. Ngoài ra, các em đã quen sống cộng đồng với nhau nên khi tách ra, phân về các lớp học để hòa nhập đã gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do điều kiện kinh tế gia đình các em rất thiếu thốn nên việc quan tâm, chăm lo đến việc học tập, nhất là giờ giấc, ăn uống của các em cũng hạn chế”, thầy Đặng Khánh Tùng - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm.

Chung tay đổi thay việc học của các em đồng bào dân tộc Chứt

Để giúp các em học sinh đồng bào dân tộc Chứt hòa nhập hiệu quả với việc học rất cần sự đồng hành nhiều hơn nữa của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội.

Được biết, để hỗ trợ các em trong quá trình giáo dục hòa nhập, Trường Tiểu học Hương Liên đã tham mưu chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tại nhà trường. Đồng thời, phối hợp với Đồn Biên phòng Bản Giàng đôn đốc, nhắc nhở các gia đình có con em đi học tuân thủ giờ giấc, nề nếp học tập. Ngoài ra, nhà trường còn kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ các em những điều kiện cần thiết như: xe đạp, sách giáo khoa, giấy bút…; phân công giáo viên dạy các môn học đặc thù, đưa đón các em học sinh còn nhỏ tuổi.

Tuy nhiên, để có thể trang bị cho các em nhiều hơn nữa các kiến thức về ngôn ngữ và kỹ năng sống, các thầy, cô giáo ở Trường Tiểu học Hương Liên mong ngành GD&ĐT xem xét tăng cường thêm 1 giáo viên dạy văn hóa để có thể bố trí các buổi phụ đạo cho các em, nhất là với học sinh lớp 1, lớp 2. Đồng thời, mong các cấp, ngành, nhà hảo tâm tiếp tục có sự đồng hành, hỗ trợ cho các em nâng cao các điều kiện sống, điều kiện học tập, để các em sớm hòa nhập tốt với việc học tập hòa nhập.

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.