Chung tay phòng chống bệnh lao

(Baohatinh.vn) - Lao là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm đối với tính mạng, sức khỏe người mắc và nguy cơ lây lan ra cộng đồng cao. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là sự kỳ thị đối với bệnh nhân lao và mặc cảm của người bệnh; sự đầu tư cho công tác phòng chống lao còn quá hạn chế…

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống lao (24/3)

Kỳ thị, mặc cảm với bệnh lao

Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, được chữa trị đúng và đủ thời gian. Nguy cơ mắc bệnh có thể xảy ra với tất cả mọi người, không loại trừ ai. Thực tế cho thấy, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và vùng, miền. Tuy nhiên, điều đáng buồn là đến nay, nhận thức về bệnh lao trong cộng đồng vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Đặc biệt là sự kỳ thị, mặc cảm với bệnh lao còn rất phổ biến.

Chung tay phòng chống bệnh lao ảnh 1
Bệnh nhân mắc lao đang có xu hướng trẻ hóa.

Bệnh nhân tên H., quê ở Cẩm Xuyên đã có gia đình và một con gái. H. bị viêm phổi nặng và được giới thiệu ra Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh để chữa trị. Mẹ chồng H. cho rằng, H. bị lao nên đã có lời trách móc cha mẹ H. giấu bệnh trước khi lấy con trai bà. Lời qua tiếng lại, cuối cùng, cô con dâu đã phải xin chứng nhận của bệnh viện là bị viêm phổi để chứng minh với mẹ chồng là mình không mắc lao.

Đây là một trong rất nhiều câu chuyện xung quanh sự kỳ thị đối với bệnh nhân lao. Bên cạnh đó còn có sự mặc cảm của chính bản thân người bệnh. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người mắc nhưng giấu bệnh. Chính vì tâm lý này nên nhiều người xin được điều trị ở các bệnh viện không chuyên để tránh sự chú ý của người khác; hoặc điều trị tại các bệnh viện xa nhà hay bỏ điều trị giữa chừng. Đây là rào cản lớn đối với công tác phòng chống lao hiện nay, gây khó khăn cho ngành chức năng trong việc kiểm soát nguồn lây cho cộng đồng. Mặt khác, nếu bệnh nhân điều trị không đúng phác đồ, không đủ thời gian có thể dẫn đến kháng thuốc, gia tăng gánh nặng kinh tế về chi phí y tế, thậm chí, nguy hiểm đến tính mạng.

Chung tay chống bệnh lao

Theo báo cáo, từ 2011-2014, bình quân mỗi năm, Hà Tĩnh phát hiện 1.300 bệnh nhân lao mọi thể (tỷ lệ 140/100.000 dân). Nếu căn cứ vào chỉ số dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chương trình phòng chống lao (tỷ lệ mắc mới hiện nay là 147/100.000 dân) thì Hà Tĩnh có hơn 1.800 người mắc mới và khoảng 250 người tử vong do lao. Tỷ lệ phát hiện người mắc lao có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, đáng lo ngại là tỷ lệ mắc ở người trẻ có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này cho thấy, nguồn lây trong cộng đồng còn nhiều. Lao kháng thuốc, lao/HIV cũng đang rất đáng lo ngại.

Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Trương Hồng Lĩnh cho biết: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống lao, nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là vấn đề nguồn lực, nên công tác phòng chống vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân vẫn còn thấp so với số bệnh nhân lao hiện có trong cộng đồng; bệnh nhân được phát hiện muộn chiếm tỷ lệ khá cao, điều này vừa ảnh hưởng đến kết quả điều trị, vừa làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Về chất lượng quản lý, điều trị bệnh nhân lao chưa đều, nhất là tuyến cơ sở, việc giám sát người bệnh dùng thuốc chưa chặt chẽ, hướng dẫn bệnh nhân tái khám và xét nghiệm theo dõi kết quả điều trị chưa đúng quy trình. Hoạt động xét nghiệm phục vụ việc phát hiện, chẩn đoán chỉ mới dừng lại ở kỹ thuật truyền thống, chưa phát triển được kỹ thuật mới.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho công tác phòng chống lao ở các tuyến còn thiếu và yếu, đặc biệt là bác sỹ và cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế. Việc triển khai hoạt động lồng ghép lao - HIV tại một số huyện, thị chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều cơ sở y tế tư nhân không muốn tham gia… Kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, trong khi đó, nguồn hỗ trợ đối ứng của địa phương rất hạn chế nên chỉ đáp ứng được các hoạt động thiết yếu; hoạt động truyền thông, đào tạo, tập huấn, giám sát hỗ trợ, giao ban... chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, tại bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, sự đầu tư vẫn còn hạn chế. Trong 11 năm qua, bệnh viện chỉ được đầu tư 5 tỷ đồng mua trang thiết bị. Đến nay, hầu hết đã xuống cấp, chưa có trang thiết bị hiện đại để triển khai các kỹ thuật mới.

Vì một Việt Nam không có lao, giảm tỷ lệ mắc, nhiễm và tử vong do lao và hướng tới loại bỏ hoàn toàn bệnh lao trong cộng đồng, đạt mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm xuống ít hơn 20 trường hợp trong 100.000 dân vào năm 2030, ngành Y tế Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, để kế hoạch triển khai hiệu quả, rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự chung tay, góp sức của các tổ chức chính trị - xã hội; nhất là trong công tác tuyên truyền, chống kỳ thị, mặc cảm với bệnh lao, phát hiện sớm bệnh lao, giúp bệnh nhân được điều trị đúng, đủ thời gian, giảm gánh nặng chi phí và các nguy cơ về sức khỏe, kiểm soát nguồn lây trong cộng đồng.

Đọc thêm

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Là chuyên gia hàng đầu của ngành da liễu Việt Nam và châu Á, GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang luôn hướng về quê hương bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với tâm niệm “kết nối để lan tỏa yêu thương”. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ, GS.TS. Trần Hậu Khang đã trải lòng cùng Báo Hà Tĩnh trong hành trình hướng về cội nguồn mà ông đã và đang thực hiện.
Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Khi mọi người đang vui vầy bên gia đình để đón Tết thì các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài bên các giường bệnh để chăm sóc các bệnh nhân nặng.
Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Nắm bắt tốt xu thế phát triển mới cộng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã khẳng định chiều sâu về chuyên môn, là điểm sáng về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Blouse trắng nơi đảo xa...!

Blouse trắng nơi đảo xa...!

Dù cách trở muôn trùng về mặt địa lý song quân và dân trên huyện đảo Trường Sa vẫn được bảo vệ và chăm lo chu đáo về sức khỏe để yên tâm canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Việc duy trì, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và đưa vào hoạt động trung tâm xạ trị đã thể hiện sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong việc khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh.