Chuyển lớp về huyện, Trường Chính trị Trần Phú tạo thuận lợi cho học viên

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, nhằm tạo điều kiện tối đa cho học viên tham gia các lớp học lý luận chính trị, Trường Chính trị Trần Phú (Hà Tĩnh) đã thực hiện việc đưa “trường” về huyện.

Học tập, nâng cao lý luận chính trị là nhu cầu thiết yếu của mỗi cán bộ, công chức đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do yêu cầu công việc, đội ngũ cán bộ, công chức rất khó khăn trong việc “cắt” thời gian công việc để tham gia các khóa học.

Chuyển lớp về huyện, Trường Chính trị Trần Phú tạo thuận lợi cho học viên

Năm 2019, Trường Chính trị Trần Phú phối hợp tổ chức 15 lớp học tại các huyện, thị, thành

Nhằm góp phần hóa giải khó khăn đó, Trường Chính trị Trần Phú đã chủ trương chọn địa điểm tổ chức lớp học ngay ở địa phương các công chức, cán bộ đang công tác. Qua đó, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí tham gia học tập của học viên. Quan trọng hơn, việc này còn giúp học viên không bị ảnh hưởng quá nhiều đến công việc khi tham gia các khóa học.

Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa TX Kỳ Anh - học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị K143 được tổ chức tại TX Kỳ Anh chia sẻ: “Nếu không được tổ chức tại thị xã thì tất cả học viên chúng tôi đều phải vượt hơn 50km quãng đường về trường tại TP Hà Tĩnh để theo học. Kéo theo đó là các chi phí khác về ăn ở, đi lại, đặc biệt là khó khăn trong công việc bởi lịch học kéo dài suốt từ thứ 2 đến thứ 6”.

“Hơn nữa, tôi và 4 học viên khác là bác sỹ của bệnh viện, khi được học gần nếu trong tình huống khẩn cấp bệnh viện cần bác sỹ hỗ trợ thì chúng tôi có thể tham gia. Học gần giúp chúng tôi vừa có thể tham gia học tập đầy đủ, vừa dễ dàng sắp xếp, bố trí hoàn thành công việc” - chị Hoa nói thêm.

Chuyển lớp về huyện, Trường Chính trị Trần Phú tạo thuận lợi cho học viên

Lớp trung cấp lý luận chính trị vừa được Trường Chính trị Trần Phú phối hợp với Huyện ủy Nghi Xuân khai giảng vào đầu tháng 12/2019.

Tổ chức lớp học tại địa phương nhưng nội dung chương trình bồi dưỡng đều được thực hiện theo đúng quy định do Học viện Chính trị Quốc gia ban hành. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên liên hệ thực tiễn tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ngay tại địa phương để làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho học viên.

Thầy Đinh Quốc Thị - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trước đến nay, cách thức tổ chức lớp học xuống tận địa phương vẫn tồn tại, nhưng không nhiều. Từ vài năm gần đây, hình thức này được tổ chức nhiều hơn, tạo điều kiện tối đa cho học viên. Song song với đó hiệu quả, chất lượng lớp học cũng được tăng lên rõ rệt”.

Chuyển lớp về huyện, Trường Chính trị Trần Phú tạo thuận lợi cho học viên

Lế bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị tại Thạch Hà

Cũng theo thầy Đinh Quốc Thị, trong quá trình giảng dạy ở cơ sở nhà trường yêu cầu giảng viên tăng cường hỏi - đáp, thảo luận tại chỗ. Phương pháp này vừa giúp giảng viên có thêm tư liệu từ thực tiễn do học viên cung cấp; đồng thời hiểu thêm về trình độ và khả năng nhận thức lý luận, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học viên để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy.

Ngoài ra, nhằm đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, các lớp học lý luận chính trị đều được tham gia hoạt động nghiên cứu thực tiễn. Trong nội dung thi, đề thi vừa kiểm tra những kiến thức đã học, vừa có liên hệ vấn đề thực tiễn địa phương nơi cán bộ, công chức công tác.

Được biết, trong năm 2019, nhà trường đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với tổng 30 lớp, 2.077 học viên. Trong đó, có 15 lớp học được tổ chức tại các huyện, thị, thành (8 lớp từ năm 2018 chuyển sang, 7 lớp khai giảng trong năm 2019).

“Đó là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các địa phương trong quản lý, đào tạo. Chính từ sự phối hợp này đã giúp cấp ủy có điều kiện sử dụng kết quả đào tạo có hiệu quả hơn trong việc bố trí, sử dụng, sắp xếp cán bộ. Đây cũng là một trong những nội dung góp phần xây dựng lực lượng dự nguồn để các cấp ủy lựa chọn cán bộ cho cơ quan, đơn vị trước thềm đại hội Đảng các cấp cũng như bầu cử HĐND sắp tới” - thầy Đinh Quốc Thị, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.