Con gái của mẹ, đừng bao giờ lấy chồng xa con nhé!

Con gái yêu à! Mẹ biết cậu ấy là chàng trai rất tuyệt, ít nhất là trong mắt con. Nhưng mẹ chưa bao giờ đặt ra những tiêu chí lựa chọn để áp đặt cho con.

Mẹ không cần con phải lấy người thật giỏi, thật giàu mà chỉ cần người đó yêu thương con và đặc biệt là nhà gần. Nếu nhà người yêu con gần, những điều khác đều có thể hạ thấp đi chút cũng được.

con gai cua me dung bao gio lay chong xa con nhe

Con gái yêu, mẹ biết con đang hạnh phúc với tình yêu của mình. Mẹ đã từng trải qua giai đoạn như con hiện giờ nên rất hiểu. Con gái của mẹ giờ đây đã trưởng thành, đã tìm được người để con gửi gắm tình cảm. Hôm qua, con đưa người yêu về gặp mẹ. Mẹ hỏi han, trò chuyện và thấy cậu ấy cũng khá ổn. Chỉ có điều mẹ lo ngại nhất đó là biết nhà cậu ấy ở quá xa. Ngay khi biết cậu ấy ở xa vậy, suy nghĩ trong mẹ thay đổi luôn. Đúng ra là mẹ lo con quá yêu mà quyết định lấy cậu ấy. Mẹ yêu con và rất sợ mất con.

Khi cậu ấy đã về, mẹ hỏi ý định của con thì con quả quyết sẽ lấy cậu ấy làm chồng. Mẹ hỏi con nhà chồng xa như vậy sẽ có rất nhiều khó khăn, trở ngại mà giờ con chưa thấy được, liệu con gái yêu của mẹ có vượt qua được không? Mẹ vẫn nhớ con nói rằng, tuy xa xôi nhưng cậu ta yêu thương con, bố mẹ cậu ấy cũng quý mến con. Con còn nói, dù nhà cậu ấy cách xa nhưng con và cậu ấy sẽ kiếm nhiều tiền để có thể về thăm mẹ thường xuyên.

Suy nghĩ của con thật giống mẹ của hơn 20 năm về trước. Ngày ấy, khi ông bà ngoại cấm bố và mẹ lấy nhau, mẹ cũng đã nói những lời tưởng chừng không gì có thể ngăn cản được. Thế rồi, vì thương con gái, ông bà cuối cùng cũng đành chiều theo ý mẹ. Mẹ quyết định không sai khi lấy bố con bởi bố rất tốt và yêu thương mẹ con mình. Nhưng nhiều khi mẹ thấy hối hận với quyết định lấy một người đàn ông nhà cách quá xa.

Vì hai gia đình cách xa nhau khoảng hơn 600 km nên ngay từ việc ăn hỏi cho đến đón – đưa dâu cũng là cả những khó khăn. Thậm chí, nhà trai phải đi từ rất sớm trước đó cho kịp giờ. Chi phí đi lại, sắp xếp mọi việc khá tốn kém, mà nhà ông bà nội đâu có khá giả gì, để rồi, sau đám cưới bố mẹ phải kiếm tiền trả nợ. Rồi đến khi mẹ sinh con, bà ngoại say xe phải ngồi tàu để đến chăm sóc mẹ. Bà đi còn ông ngoại ở nhà 1 mình nên bà cũng không thể đi lâu được. Khi con còn nhỏ, mẹ muốn về thăm quê ngoại cũng chẳng đi được. Đến khi con lớn hơn, mỗi lần gia đình mình về thăm ngoại, chi phí đi lại, quà cáp không hề nhỏ. Bố mẹ làm việc, tích tiền chỉ một lần đi về thăm quê là hết luôn.

Nhiều dịp bên nội, bên ngoại có việc nhưng vì xa quá gia đình mỗi bên không thể có mặt được. Chưa kể, khi mẹ biết ông ngoại hoặc bà ngoại bị ốm mỗi lúc trái gió trở trời, mẹ chẳng thể nào về thăm được mà cứ nằm khóc. Bố con biết vậy cũng an ủi mẹ nhưng đâu thay đổi được tình thế. Kể cả gia đình cậu ta khá giả nhưng mỗi người mỗi công việc, đâu thể sắp xếp đi lại dễ dàng như khi nhà chồng con ở gần nhà chúng ta được. Rồi sau này vợ chồng con nhiều tuổi, đi lại khó khăn hơn, càng không thể duy trì việc về thăm bố mẹ được.

Tết Dương lịch năm nay được nghỉ 4 ngày, nhưng bố con bận trực 1 ngày nên gia đình ta lại hẹn Tết Nguyên đán về thăm ngoại được nhiều ngày hơn. Đêm qua, vừa vì chuyện của con, vừa nghĩ thương cho chính bản thân mẹ, mẹ nằm khóc chẳng ngủ được. Còn nhiều điều mẹ muốn nói với con vì mẹ sợ con gái của mẹ chưa nghĩ được những điều đó mà lấy cậu ấy, sau này con buồn, con khổ mẹ sao vui nổi.

Con gái yêu à! Mẹ biết cậu ấy là chàng trai rất tuyệt, ít nhất là trong mắt con. Nhưng mẹ chưa bao giờ đặt ra những tiêu chí lựa chọn để áp đặt cho con. Mẹ không cần con phải lấy người thật giỏi, thật giàu mà chỉ cần người đó yêu thương con và đặc biệt là nhà gần. Nếu nhà người yêu con gần, những điều khác đều có thể hạ thấp đi chút cũng được. Gần để con gái mẹ có thể thường xuyên về thăm bố mẹ, hoặc bố mẹ có thể đến thăm con, thăm cháu sau này. Mỗi khi gia đình, họ hàng có công việc, khi bố mẹ đau yếu về già, vợ chồng con đều có thể qua được. Chứ nếu con lấy chồng xa thì coi như bố mẹ mất con. Thế nên, con gái của mẹ đừng bao giờ lấy chồng xa nhé!

Theo Ngày nay

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.