Cúm A biểu hiện như thế nào?

Cúm A (còn được gọi là cúm mùa, do virus cúm gây ra) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi các biến chứng của chúng.

Trên thế giới hiện nay, cúm A (còn được gọi là cúm mùa, do virus cúm gây ra) vẫn là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến tính mạng bởi các biến chứng của chúng.

Diễn biến của bệnh cúm A

Mới đây, Bộ Y tế đã lưu ý người dân về dịch cúm gia cầm và bệnh hô hấp gia tăng ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia... Trong đó đáng chú ý Trung Quốc và Campuchia là hai nước có cùng biên giới với nước ta. Đặc biệt ở Campuchia đã có 3 trường hợp tử vong. Hiện tại thời tiết ở nước ta đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, chuyển mùa thay đổi thất thường. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, điển hình là cúm.

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A tăng cao tại Hà Nội. Cụ thể trong 2 tuần gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội tiếp nhận nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi đến khám, được xét nghiệm và chẩn đoán mắc bệnh cúm A. Đây là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Cúm A biểu hiện như thế nào?

Nên rửa tay thường xuyên để phòng bệnh.

Cúm A là gì?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện vì nhiễm virus này do cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai , người già yếu có sức đề kháng kém.

Đường lây truyền của virus cúm A từ người bệnh sang người lành rất đơn giản. Virus cúm A lan truyền chủ yếu từ người này sang người bởi các hạt bụi, các giọt nước bọt nhỏ li ti dính virus của người bệnh thông qua việc ho hoặc hắt hơi hoặc đôi khi người bệnh có thể bị nhiễm bệnh do chạm vào một bề mặt cứng như nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang... có virus cúm sau đó chạm lại vào miệng hoặc mũi của họ.

Bệnh cúm A có thể lây truyền từ một ngày trước khi phát triển các triệu chứng đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Trẻ em, người cao tuổi sức đề kháng kém có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn.

Triệu chứng khi mắc cúm A

Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, chảy nước mũi), đau họng và sốt. Đặc biệt bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40°C, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ.

Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và kèm theo các biến chứng khác. Đại đa số bệnh nhân sẽ được khám bệnh, kê đơn thuốc cho về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản... sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị.

Biến chứng của bệnh cúm A

Cúm A có thể gây biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm, trong có một số trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A như trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi, nhất là người có sức đề kháng kém. Do đó, trẻ em và người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng khi mắc bệnh.

Một đối tượng khác nếu mắc cúm A cũng có thể gặp nguy hiểm, đó là phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể bà bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm A.

Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan. Cần lưu ý ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra biến chứng viêm phổi và những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch hay bệnh lý van tim, sẩy thai...

Ngoài ra, bệnh cúm A còn có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng có tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên tắc chẩn đoán bệnh cúm A

Khi thấy sốt, đau họng, chảy mũi nước, nhất là đang ở trong vùng có dịch cúm hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Theo thường quy khi nghi bị cúm A, tại phòng khám bệnh viện người bệnh sẽ được lấy bệnh phẩm là chất ngoáy họng, nếu có điều kiện sẽ nuôi cấy xác định virus cúm, song song sẽ lấy máu người bệnh để xét nghiệm huyết thanh nhanh nhằm phát hiện kháng nguyên của virus cúm, đặc biệt là tiến hành thực hiện phản ứng sinh học phân tử như PCR hoặc RT-PCR hoặc miễn dịch huỳnh quang. Đây là những phương pháp khá chuẩn xác để xác định và phân loại virus cúm.

Cúm A biểu hiện như thế nào?

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng dịch bệnh cúm mùa là tiêm phòng vaccine cúm.

Nguyên tắc điều trị cúm A

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy vậy, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Lưu ý những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ khám bệnh cho người bệnh, tránh trường hợp tự ý mua thuốc để tự điều trị.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Cần được bổ sung nhiều nước, uống thêm các nước hoa quả như canh, cam, dưa hấu...

Một số biện pháp phòng tránh biến chứng của cúm A

Để phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng cúm A, sau khi đã được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân và người nhà người bệnh nên tuân thủ theo những chỉ định, tư vấn của bác sĩ khám bệnh, đồng thời tiến hành cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Những trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời, hạn chế biến chứng, đặc biệt là biến chứng nặng.

Theo SKĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.