Cuộc đời sáng từ đôi mắt "tối"

(Baohatinh.vn) - Đôi mắt không ánh sáng, thế nhưng, người đàn ông ấy là trụ cột của gia đình. Không chỉ thắp lên ánh sáng của cuộc đời mình, ông còn là tấm gương cho những người cùng cảnh ngộ noi theo. Ông là Đinh Viết Sỹ (SN 1965) ở xã Cẩm Yên, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Trong ngôi nhà khang trang nằm trên con đường liên thôn ở thôn Bình Thọ (xã Cẩm Yên, Cẩm Xuyên), đón tiếp chúng tôi, hai tay quờ quạng nhưng miệng ông luôn tươi cười chào khách. Tật nguyền và những vết hằn của thời gian cũng không thể nào làm tắt nụ cười trên khuôn mặt ông.

Rót cốc nước chè nóng mời khách, ông Sỹ nhớ lại, khi 12 tuổi, chưa học xong lớp 3, một tai nạn làm ông bị đứt dây thần kinh thị giác. Mặc dù gia đình đã đưa ông đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi. Cuộc đời ông từ đó trời đất, ngày đêm một màu đen, nét mặt cha mẹ, anh chị em và bạn bè cùng trang lứa chỉ còn trong trí nhớ.

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Không đầu hàng số phận, ông Sỹ đã cố gắng vượt qua những ngày dài chìm trong nỗi tuyệt vọng, sự tự ti, mặc cảm, tự rèn luyện bản thân quen dần với hoàn cảnh hiện tại, học cách di chuyển, tự làm những việc vặt giúp cha mẹ…Dần dần ông đã có thể theo bạn bè đi mò cua, bắt cá khắp làng kiếm thêm phụ giúp gia đình.

Năm 20 tuổi, qua bạn bè và họ hàng giới thiệu, ông kết duyên với người phụ nữ xã bên để vợ chồng tối lửa tắt đèn có nhau. Rồi 2 đứa con lần lượt ra đời, lành lặn, khỏe mạnh trong niềm vui mừng khôn xiết của đôi bên gia đình.

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Ngỡ rằng niềm hạnh phúc đó có thể mang đến sức mạnh để vợ chồng ông Sỹ vượt qua những khó khăn của cuộc sống, thế nhưng, số phận nghiệt ngã chưa buông tha người đàn ông khiếm thị. Năm 1995, cả con trai đầu hơn 8 tuổi và con gái thứ 2 mới 5 tuổi trong lúc đi chăn bò giúp cha mẹ không may bị chết đuối. Ít năm sau, người vợ cũng bỏ ông Sỹ về nhà cha mẹ đẻ. Nỗi đau đớn tột cùng tưởng như ông không còn đủ sức tồn tại trên cuộc đời. Nhưng rồi, chẳng thể đặt gánh nặng lên vai người khác, ông gượng dậy, lao động sản xuất để tự nuôi mình.

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Như thấu hiểu được sự cố gắng đó, ông trời đã đưa người đàn ông khiếm thị đến ngã rẽ mới để tìm hạnh phúc khi cho ông gặp được “đôi mắt thứ hai”. Ông Sỹ quen bà Nguyễn Thị Nguyệt quê ở xã Thạch Văn (Thạch Hà) trong những lần bà đi gặt thuê. Những câu chuyện và sự đồng cảm, chia sẻ đã gắn kết họ với nhau. Năm 1999, ông Sỹ, bà Nguyệt quyết định về cùng một nhà dẫu biết trước sẽ phải trải qua nhiều chông gai. Đám cưới của ông bà không có mâm cao cỗ đầy, nhưng đầm ấm, hạnh phúc của hai bên gia đình. Ba năm sau ngày cưới, bà Nguyệt sinh cô con gái Đinh Thị Huế khỏe mạnh, xinh xắn.

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Những năm đầu khi mới lấy nhau, cuộc sống khó khăn, thương chồng, bà Nguyệt gánh vác hết công việc nặng nhẹ trong nhà. “Mình đã quyết tâm gắn bó với người chồng kém may mắn thì phải biết hy sinh. Hai vợ chồng tôi thường động viên nhau cố gắng làm lụng và dành hết tình cảm yêu thương, lo toan cho đứa con gái khôn lớn, học hành”, bà Nguyệt nói với ánh mắt hạnh phúc.

Niềm hạnh phúc mới khiến ông Sỹ ngày càng linh hoạt, dẻo dai hơn. Với đôi bàn tay khéo léo và sự cảm nhận tinh tế, ông có thể làm tất cả mọi việc trong nhà từ làm vườn, chăn nuôi, chăm sóc con.

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Từ mảnh vườn rộng hơn 1 mẫu của cha mẹ để lại, vợ chồng ông quyết tâm cải thiện kinh tế, tăng thu nhập từ trồng lúa, rau màu, chăn nuôi bò, lợn, gà và chim bồ câu…Ông bà tích lũy, vay mượn để mua con bò nái đầu tiên, rồi dần nhen lên 3 con bò sinh sản, mỗi năm lại sinh bê con để ông bà chăm sóc, tăng nguồn thu. Cũng với cách làm lấy ngắn nuôi dài, mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình ông hiện đã có thêm 1 con heo nái và gần 10 con lợn thịt, hàng trăm con chim bồ câu và gà, thu nhập mỗi năm hơn trăm triệu đồng.

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

Khéo tay, chịu khó, những lúc rảnh rỗi, ông Sỹ còn mày mò sửa chữa quạt điện, máy bơm nước…cho hàng xóm, dần dần có thêm nghề tay trái, có thêm đồng ra đồng vào. “Ngoài chi tiêu hàng tháng, mỗi năm vợ chồng tôi tích lũy được 30-40 triệu đồng. Cuộc sống gia đình đã ổn định, tôi cũng có điều kiện để chăm sóc mẹ già và người em bị tàn tật”- ông Sỹ cho biết.

Chia sẻ với chúng tôi về cuộc đời nhiều sóng gió của mình, ông Sỹ nói rất đơn giản: “Tôi nghĩ trong cuộc sống còn rất nhiều người thiếu may mắn hơn tôi mà họ vẫn vượt qua. Vì vậy, tôi càng phải cố gắng sống tốt để không trở thành gánh nặng cho gia đình”.

Còn chúng tôi, nhìn bàn tay lao động khéo léo và cần mẫn, nhìn nụ cười không tắt trên gương mặt khắc khổ của người đàn ông khiếm thị, có cảm nhận ông thật giống cây xương rồng trên cát, mạnh mẽ vươn lên, bước qua bóng tối, thắp lên ánh sáng cho cuộc đời mình.

Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”
Cuộc đời sáng từ đôi mắt “tối”

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Cảm ơn đồng bào!

Cảm ơn đồng bào!

Trong cơn hoạn nạn do bão Yagi gây ra, người Hà Tĩnh cùng đồng bào cả nước đã chung tay cùng bà con miền Bắc khắc phục khó khăn, tái thiết sau thiên tai. Giờ đây, những bản làng, thôn xóm trên ấy đã xôn xao nhịp sống mới...
Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Các hoạt động chào xuân là dịp để các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) được vui chơi, hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 trưng bày nhiều ấn phẩm báo chí, phản ánh sự sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Tĩnh và cả nước trong kỷ nguyên số.
Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Nguyễn Nam Tiến - Trường THCS Kỳ Long (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành niềm tự hào khi trở thành thủ khoa môn KHTN - B (Hóa học) trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 vừa qua.