Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn

(Baohatinh.vn) - Là người đứng đầu địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, ông Nguyễn Công Cư - Trưởng thôn Tân Sơn (xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn trăn trở với người dân về cách làm ăn, đồng thời tích cực làm cầu nối để họ tiếp cận các nguồn vốn chính sách nhằm thoát nghèo bền vững.

Từng có 10 năm quân ngũ, khi trở về địa phương, ông Nguyễn Công Cư (SN 1961, thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh) luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, không ngại khó ngại khổ, xây dựng cuộc sống gia đình ổn định trên vùng quê nghèo.

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Trưởng thôn Nguyễn Công Cư trò chuyện với PV Báo Hà Tĩnh.

Năm 2015, ông được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn Tân Sơn với mong muốn vực dậy phong trào của một thôn nghèo nhất trong xã nghèo. Nhận nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn đủ bề, điều mà CCB Nguyễn Công Cư trăn trở nhất là cuộc sống của người dân ở đây gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đến 16%, hộ cận nghèo 11%. Vì vậy, ưu tiên số một của ông là phải bằng mọi cách để khơi dậy ý thức vươn lên thoát nghèo, giải quyết được nguồn sinh kế để giảm tỷ lệ hộ nghèo trước.

Trong các cuộc họp hành, diễn đàn, các cuộc nói chuyện, vấn đề giảm nghèo luôn được Trưởng thôn Nguyễn Công Cư đề cập và đưa ra bàn bạc, vận động. Để nói được cho dân nghe, dân đồng tình, ủng hộ, bản thân ông đã gương mẫu đi đầu trong tổ chức sản xuất kinh tế gia đình. Dù bận bịu công việc làng nhưng ông đã tranh thủ cùng vợ làm 2 mẫu ruộng, 7 sào lạc, nuôi gần chục con trâu, bò...

Cùng với tuyên truyền người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, vươn lên phát triển sản xuất để thoát nghèo, ông đã vận động bà con tích cực tham gia các cuộc tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, làm chủ sản xuất, chăn nuôi.

Không chỉ trang bị cho người dân về ý thức, cách thức làm ăn, nhiều năm qua, Trưởng thôn Nguyễn Công Cư luôn tìm kiếm, tranh thủ các chương trình hỗ trợ sinh kế để giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguồn vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Thời gian qua, hàng chục hộ nghèo trong thôn đã được hỗ trợ các mô hình sinh kế từ các chương trình giảm nghèo bền vững; hàng chục ngôi nhà cho hộ nghèo được mọc lên thay thế những căn nhà cũ nát, xập xệ. Nhờ được trang bị kiến thức làm ăn, cộng với có nguồn lực hỗ trợ, nhiều hộ đã thoát nghèo.

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Ngôi nhà mới khang trang của gia đình anh Mai Văn Hoàng - chị Nguyễn Thị Hằng.

Gia đình anh Mai Văn Hoàng - chị Nguyễn Thị Hằng là hộ nghèo lâu năm, căn nhà để ở đã xập xệ. Trước hoàn cảnh đó, ông Cư đã động viên gia đình tìm hướng thoát nghèo. Tuy nhiên, ông Cư cũng xác định, muốn dân “lạc nghiệp” thì trước hết phải “an cư” nên đã tìm cách kết nối để gia đình được hỗ trợ tiền xây nhà.

Chị Nguyễn Thị Hằng xúc động: "Với sự kết nối của ông Cư, chúng tôi đã được hỗ trợ 50 triệu đồng theo chương trình giảm nghèo của huyện để làm nhà ở kiên cố. Số tiền đó cộng với sự hỗ trợ của người thân, hàng xóm, chúng tôi đã xây được ngôi nhà trị giá hơn 100 triệu đồng. Cùng với 3 con bò được hỗ trợ từ nguồn sinh kế trước đó, chúng tôi đã có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và trang trải cho các con học hành. Chúng tôi vô cùng biết ơn bác Cư trưởng thôn".

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Có nhà mới và có nguồn sinh kế, gia đình chị Hằng đã thoát nghèo.

Cũng như gia đình chị Hằng, chị Lê Thị Nghị - một phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở thôn Tân Sơn đã được Trưởng thôn Nguyễn Công Cư kêu gọi, kết nối để được hỗ trợ số tiền 70 triệu đồng làm nhà ở. Đến nay, ngôi nhà đã hoàn thành. Trước đó, chị Nghị cũng được ông Cư kêu gọi hỗ trợ 15 triệu đồng mua một con bò giống và xây dựng chuồng. Đến nay, bò đã sinh được 3 con bê, giúp chị có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống.

“Từ cuộc sống khó khăn cùng cực, được Trưởng thôn Cư kêu gọi nguồn hỗ trợ và được bà con đồng lòng giúp sức, bây giờ tôi đã có được cuộc sống mới. Bao năm vất vả, nay nhờ có người cán bộ luôn quan tâm đến cuộc sống của người dân nên tôi mới được đổi đời”, chị Nghị chia sẻ.

Từ một thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất xã với 16%, đến nay thôn Tân Sơn đã hạ xuống còn 0,4%; hộ cận nghèo cũng giảm từ 11% xuống còn 0,6%.

Dân nghèo Tân Sơn biết ơn bác trưởng thôn
Ngôi nhà của chị Lê Thị Nghị được chương trình giảm nghèo bền vững hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng.

Trưởng thôn Nguyễn Công Cư chia sẻ: “Là người cán bộ gần dân nhất, muốn nói cho dân nghe, trước hết mình phải làm gương, phải biết hy sinh lợi ích của bản thân để giúp bà con vươn lên. Người dân chúng tôi vẫn còn nghèo, họ rất cần sự chung tay của các nhà hảo tâm, cộng đồng để có nguồn lực phát triển sản xuất; đồng thời cần người cán bộ biết quan tâm, chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ về cách làm ăn... Khi người dân còn cần thì tôi vẫn còn cống hiến”.

Là một xã nghèo, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, chúng tôi đánh giá rất cao vai trò, trách nhiệm của Trưởng thôn Nguyễn Công Cư. Ông là người cán bộ tận tụy, có nhiều cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Đây cũng là nhân tố điển hình để Kỳ Thọ lan tỏa, giúp người dân có điểm tựa vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao thời gian tới.

Ông Hồ Văn Hiển
Chủ tịch UBND xã Kỳ Thọ

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…