(Baohatinh.vn) - Sau hơn nửa năm thi công, dự án cầu Thọ Tường (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều hạng mục quan trọng, song, đang gặp khó khăn về nguồn vốn.
Dự án đã tiến hành tháo dỡ xong toàn bộ hệ thống cầu cũ và thi công cơ bản xong phần bệ trụ T2, T3, T5, hoàn thành việc đúc 12/24 phiến dầm và 23/28 cọc khoan nhồi; đang thi công mố MI và M2
Dự án cầu Thọ Tường bắc qua sông La, huyện Đức Thọ (do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư) được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 3138/QĐ-UBND ngày 18/10/2018 với tổng mức đầu tư 214,998 tỷ đồng.
Triển khai thi công từ tháng 5 năm 2019, đến nay, dự án đã tiến hành tháo dỡ xong toàn bộ hệ thống cầu cũ, thi công cơ bản xong phần bệ trụ T2, T3, T5, hoàn thành việc đúc 12/24 phiến dầm và 23/28 cọc khoan nhồi, đang thi công mố MI và M2; phần đường hai đầu cầu đang thi công nền đường, hệ thống thoát nước và các công trình kỹ thuật trên tuyến.
Theo đó, giá trị khối lượng thi công cầu Thọ Tường đã đạt trên 90 tỷ đồng; nguồn vốn đã bố trí 70 tỷ đồng tại Quyết định số 1259/QĐ-UBND ngày 4/5/2019 của UBND tỉnh.
Quá trình tháo dỡ cầu cũ diễn ra an toàn, đảm bảo tiến độ
Tuy nhiên, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh thì hiện công trình đang rất khó khăn về nguồn vốn để có thể tiếp tục triển khai thực hiện.
Mới đây, xét đề nghị của chủ đầu tư và cơ quan liên quan, UBND tỉnh đã đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét đồng ý chủ trương trích ngân sách tỉnh từ nguồn tiết kiệm chi năm 2019 cấp cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh số tiền 20 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Công trình cầu Thọ Tường là dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 120/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua cầu, kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông khu vực; từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải; kịp thời cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa lũ cho nhân dân các xã ngoài đê sông La.
Quay ngược dòng thời gian về 20 năm trước, ấy là lúc bà con Đức Thọ (Hà Tĩnh) háo hức vì cây cầu Thọ Tường bao mơ ước được khởi công. Và 20 năm sau, dự án nâng cấp cầu với tổng mức đầu tư 215 tỷ đồng được triển khai đã thỏa ước mong bao năm trông ngóng...
Sáng 31/7, Ban quản lý dự án xây dựng Công trình giao thông Hà Tĩnh phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại, Tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng (đơn vị thi công cầu Thọ Tường) tiến hành tháo dỡ cầu Thọ Tường cũ để thi công xây dựng cầu mới. Cầu sẽ được tháo dỡ trong vòng 3 tháng (31/7 đến 30/10/2019)
Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo, huy động nhân lực, vật lực, phấn đấu hoàn thành công tác lập bảng kê hộ phục vụ cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trước ngày 30/5.
Giá xăng dầu hiện ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua giúp giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tốt hơn.
Để bảo vệ gần 3.200 ha rừng trong mùa nắng nóng, chính quyền và nhân dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã tập trung triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, linh hoạt.
Giá vàng hôm nay 10/05/2025: Giá vàng đã tăng hơn 1%, khi đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang phản ứng với những phát biểu mới nhất về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm cuộc gặp cuối tuần giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các nhà thầu đang tập trung hoàn thành những phần việc cuối cùng để thông tuyến toàn bộ Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), phấn đấu bàn giao trước ngày 20/5.
Các mô hình nông, lâm, thủy sản ở Hà Tĩnh chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết để tiếp cận chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất quy mô 100.000 tỷ đồng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Với quyết tâm “tăng tốc về đích”, các dự án hạ tầng tại Hà Tĩnh đang được triển khai rốt ráo. Cùng với sự chủ động của nhà thầu và điều kiện thời tiết thuận lợi, tiến độ thi công đang được đảm bảo, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Dù lãi suất huy động đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, lãi suất cho vay vẫn gần như không đổi. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 9/5 của Báo Hà Tĩnh.
Trước việc khe co giãn và phần mố cầu Rác ở Hà Tĩnh bị hư hỏng phải dùng ván gỗ kê dưới mố để giảm rung chấn, đơn vị quản lý tuyến đang tập trung sửa chữa.
Hà Tĩnh có 13 đồ án quy hoạch nhà ở thương mại, khu đô thị với tổng diện tích 784,62 ha, trong đó, đã bố trí 20% diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội, với quy mô gần 50 ha.
Mặc dù đã hết tiến độ gia hạn lần 2, nhưng đến nay, Dự án nâng cấp đường trục xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên vẫn thi công ì ạch, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường.
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo, Hà Tĩnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu 2025 đạt 55.986 ha, sản lượng lương thực 294.425 tấn.
Thời tiết nắng nóng, nhiều người dân Hà Tĩnh có nhu cầu mua các mặt hàng chống nóng như điều hòa, quạt, máy lạnh… Nhiều sản phẩm có sức mua tăng gấp 5-6 lần so với ngày thường.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung tiến hành việc thu thập thông tin, lập bảng kê hộ phục vụ cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào phiên đàm phán đầu tiên với Mỹ về chính sách thuế quan mới vào ngày 7/5 (theo giờ Mỹ). Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 8/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng sáng 8/5/2025 tiếp tục giảm theo đà giảm của vàng thế giới; chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới vẫn ở mức cao, tới 15,5 triệu đồng/lượng.
Những kết quả của mô hình hợp tác chăn nuôi lợn liên kết giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm là nền móng để các địa phương tiếp tục nhân rộng...
Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Những ngày này, trên cánh đồng dưa xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bà con nông dân tích cực bám đồng thu hoạch dưa bở, dưa lê đầu vụ trong niềm vui ổn định năng suất, giá cao.
Những tháng đầu năm, dù các ngân hàng ở Hà Tĩnh có xu hướng giảm lãi suất tiền gửi theo chỉ đạo của Chính phủ, song nguồn vốn huy động trên địa bàn vẫn tăng trưởng tích cực.