Dạy con nết nhận lì xì

Lì xì, hay mừng tuổi là tục lệ có từ xa xưa xuất phát từ việc trẻ nhỏ và người già vốn có sức khỏe kém, mùa đông sẽ hay bị cảm lạnh, ho, sốt. Người Việt xưa quan niệm: một đồng tiền bằng bạc đặt dưới gối trẻ em và người già sẽ giúp họ tránh gió. Vì thế, phong tục tặng đồng bạc cho người già và trẻ nhỏ trong dịp Tết xuất hiện. Đó chính là nguồn gốc của tục lệ mừng tuổi hay lì xì.

Mỗi năm một lần, bọn trẻ nhận lì xì trong dịp Tết. Nhưng thái độ nhận lì xì của con trẻ cũng là một vấn đề cần bàn. Nhiều cháu khi được nhận đã vội bóc ra xem và chê bai số tiền nhận được. Cũng nhiều cháu giật lấy bao lì xì rồi nhìn chằm chằm vào khách mà không thốt lên được một câu nói cảm ơn.

day con net nhan li xi

Trước thực trạng này, TS Vũ Thu Hương, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay nhiều bậc phụ huynh cần dạy con cháu thế nào về tục lệ nhận lì xì và rèn nết nhận lì xì một cách văn hóa và hiểu biết.

1.Trước Tết, trong khi đang chuẩn bị đón xuân, các bậc cha mẹ nên kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì. Câu chuyện phổ biến nhất thường được kể có nội dung như sau: Ngày xưa, khi Tết đến Xuân về, ông Táo lên chầu trời, việc ở dưới trần không ai cai quản, bọn quỷ dữ thừa cơ hội gây ra nhiều tai họa. Đặc biệt là ở những nhà có các cháu nhỏ, khi cha mẹ mải mê lo việc sắm Tết, các cháu nhỏ thường bị quỷ dữ vào phá rối giấc ngủ, gây bệnh tật. Đã có cháu còn bị quỷ dữ cướp đi. Thấy vậy, dân làng vô cùng lo lắng. Họ cầu xin Trời Phật giúp họ. Ông Phật xuống trần trong hình dáng của ông Bụt.

Để tránh khỏi việc phá rối của quỷ dữ với mùa màng, ông bày cho người dân treo cây cột cao ở ngoài sân rồi ông vắt chiếc áo của ông trên đó. Bóng chiếc áo đổ che khuất cả nhà, tránh được sự nhòm ngó của quỷ dữ. Đây chính là nguồn gốc của cây nêu. Với trẻ nhỏ, ông cho bọn trẻ mỗi cháu một đồng xu nhỏ gói trong giấy đỏ đẹp và dặn gia đình đặt ở dưới gối khi cháu ngủ. Quỷ dữ xuống phá trẻ con sẽ bị ánh sang của đồng tiền Phật làm cho chói mắt. Vì thế, chúng sợ mà bỏ chạy. Sau này, mọi người lớn trong gia đình cũng làm theo Bụt, cứ đến Tết là tặng trẻ những đồng xu nhỏ để xua đuổi Quỷ dữ. Câu chuyện này sẽ giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa của tục lệ tặng lì xì. Đồng thời, trẻ cũng cần được dạy rằng: Không được tiêu những đồng tiền này. Đêm về, phải đặt các phong bao lì xì dưới gối để xua đuổi Quỷ dữ.

2. Dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết. Khi khách đến nhà hoặc cả nhà đi chúc Tết, trẻ nhỏ cần phải chào hỏi lễ phép và chúc Tết những người khách. Cha mẹ có thể dạy trước cho bé những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người. Ví dụ: Cháu chúc ông/ bà/cô/chú/anh/chị năm mới mạnh khỏe và may mắn. Với các câu chúc này, trẻ sẽ đem niềm vui đến cho tất cả mọi nhà.

3. Dạy con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Cha mẹ cần dạy trước con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Nhưng câu cảm ơn lễ phép của trẻ sẽ khiến tất cả mọi người cảm thấy hài lòng

4. Dạy trẻ không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách. Hành động xấu chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu. Cha mẹ có thể dặn con là những đồng tiền này dung để xua đuổi Quỷ dữ khi con ngủ. Vì thế, con tuyệt đối không được xé bọc lì xì ra. Con có thể gửi mẹ cầm giúp hoặc cha mẹ chuẩn bị cho con một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì. Khi trở về nhà, con cần cho tất cả những phong bao đó vào trong một chiếc túi và đặt dưới gối ngủ của con.

5. Dạy con sử dụng những đồng tiền lì xì hợp lý sau Tết. Khi Tết đã thực sự kết thúc, thường là lúc hạ cây nêu hoặc gia đình làm lễ hóa vàng, các cha mẹ cần giúp con mở chiếc túi đựng lì xì ra và thu gom số tiền lì xì được nhận. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, thường là lớp 3 trở lên, cha mẹ cần dạy con cách sử dụng hợp lý số tiền lì xì đó. Cách thức đơn giản là yêu cầu con lên kế hoạch sử dụng số tiền đó, tham khảo trước giá cả, lập bảng chi phí cụ thể. Sau khi bố mẹ đã kiểm tra về tính hữu ích, mức giá tiền hợp lý, cách mua đồ, cách sử dụng…. mà thấy phù hợp thì có thể cho con chi tiêu số tiền đó. Cha mẹ có thể đưa con đi đến cửa hàng, cho con tự chọn đồ và tự trả tiền. Việc này sẽ giúp con hiểu thêm về giá trị đồng tiền và cách sử dụng.

Tết sắp đến rồi. Một mùa xuân tươi đẹp sắp tới. Hi vọng các bé sẽ học được nhiều về cách cư xử và các kĩ năng khác trong dịp Tết này. Chúc các nhà một năm mới tràn đầy niềm vui và may mắn.

Theo TS Thu Hương/SKĐS

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.