Đê bao xuống cấp “làm khó” hơn 100 ha nuôi trồng thuỷ sản ở Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Đê bao ngăn lũ bảo vệ hơn 100 ha nuôi trồng thuỷ sản vùng bãi Lũy sau thời gian sử dụng đã hư hỏng, gây khó khăn cho nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản ở thôn Sông Tiến, xã Thạch Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh).

Đê bao xuống cấp “làm khó” hơn 100 ha nuôi trồng thuỷ sản ở Thạch Hà

Tuyến đường đê bao ngăn lũ từ trong làng ra khu vực nuôi trồng thuỷ sản bãi Lũy được đắp bằng đất sét nay đã hư hỏng, xuống cấp.

Hiện đang là thời điểm mà anh Nguyễn Văn Bình - hộ dân nuôi trồng thuỷ sản ở vùng bãi Lũy (thượng nguồn bara Đò Điệm) thuộc thôn Sông Tiến, xã Thạch Sơn tập trung “chạy nước rút” bổ sung thức ăn cho cá để xuất bán trước mùa mưa lũ.

Đê bao xuống cấp “làm khó” hơn 100 ha nuôi trồng thuỷ sản ở Thạch Hà

Mặt đường đê nhỏ hẹp, lầy lội ảnh hưởng đến sản xuất của các hộ nuôi trồng.

Tuy nhiên, hằng ngày, để vận chuyển được vài tấn thức ăn đến khu vực nuôi trồng thuỷ sản là một... cực hình. Nguyên nhân là do đê bao ngăn lũ và cũng là tuyến đường dẫn từ trong làng ra khu vực nuôi trồng thuỷ sản dài khoảng 2km đắp bằng đất sét từ hơn 10 năm qua nay đã hư hỏng, xuống cấp.

“Gia đình tôi có hơn 2 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản với các loại cá: trắm, chép, rô phi… ở vùng bãi Lũy. Để vận chuyển thức ăn cho cá, chúng tôi phải “tăng bo” bằng xe máy, mất rất nhiều thời gian, công sức. Trời nắng còn đỡ chứ trời mưa thì đường trơn trượt, lầy lội, xe máy cũng không đi được, chúng tôi phải vác bộ từng bao thức ăn” – anh Nguyễn Văn Bình cho hay.

Đê bao xuống cấp “làm khó” hơn 100 ha nuôi trồng thuỷ sản ở Thạch Hà

Người dân thôn Sông Tiến vất vả vận chuyển vật tư, thức ăn ra khu vực nuôi trồng thuỷ sản.

Cũng theo anh Bình, việc vận chuyển thức ăn đã khó, đến thời điểm thu hoạch, việc xuất bán cho thương lái lại càng vất vả hơn. Thu hoạch hàng chục tấn cá nhưng xe chuyên dụng không vào được tận ao mà phải “tăng bo”, vừa mất công sức vừa ảnh hưởng đến độ tươi sống của sản phẩm.

Khó khăn, vất vả của anh Bình cũng là tình cảnh chung của 67 hộ nuôi trồng thuỷ sản thôn Sông Tiến từ nhiều năm nay. Đặc biệt, do mặt đê thấp, nhiều chỗ sạt lở nên việc ngăn lũ không đảm bảo. Trận mưa lũ tháng 10/2020, toàn bộ thuỷ sản đến kỳ thu hoạch của người dân thôn Sông Tiến bị mất trắng, thiệt hại hàng tỷ đồng.

Năm 2008, công trình bara Đò Điệm hoàn thành đưa vào vận hành đã ngăn dòng nước mặn, giữ nguồn nước ngọt sông Nghèn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân thôn Sông Tiến cũng như nhiều địa phương ở các huyện: Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà. Cũng từ đây, người dân thôn Sông Tiến chuyển đổi nghề nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ sang nước ngọt với không ít khó khăn.

Để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, năm 2011, huyện Thạch Hà đã đầu tư đắp đê bao ngăn lũ với chiều dài 2 km. Đây cũng chính là đường giao thông kết nối, vận chuyển thức ăn chăn nuôi cũng như sản phẩm sau thu hoạch của người dân. Tuy nhiên, do đê bao được đắp tạm bằng đất nên nền đường rất yếu, mặt đường nhỏ hẹp. Qua 10 năm sử dụng, con đường đã hư hỏng, xuống cấp, nhiều chỗ bị sạt lở, không đảm bảo giao thông cũng như ngăn lũ.

Đê bao xuống cấp “làm khó” hơn 100 ha nuôi trồng thuỷ sản ở Thạch Hà

Do điều kiện hạ tầng giao thông không đảm bảo nên các hộ dân không thể đầu tư, mở rộng quy mô.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng – Trưởng thôn Sông Tiến, điều kiện nuôi trồng thuỷ sản ở đây rất thuận lợi, tuy nhiên, do điều kiện hạ tầng giao thông hạn chế nên các hộ dân không thể đầu tư, mở rộng quy mô. Vì vậy, việc nuôi trồng thuỷ sản ở đây cũng đang mang tính quảng canh, thu nhập chưa cao.

Mong muốn của người dân địa phương là được nhà nước đầu tư kinh phí nâng cấp tuyến đê bao cũng là con đường giao thông để người dân thuận lợi trong phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản truyền thống, nâng cao thu nhập.

Đê bao xuống cấp “làm khó” hơn 100 ha nuôi trồng thuỷ sản ở Thạch Hà

Vùng bãi Lũy không chỉ có điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thuỷ sản mà nơi đây còn là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch trải nghiệm nông thôn mới câu, đánh bắt cá.

Ông Đặng Hữu Diệu – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cho biết, việc đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng vùng bãi Lũy để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái, trải nghiệm sẽ là hướng đi hiệu quả, bền vững của địa phương. Dự kiến kinh phí để nâng cấp tuyến đường đê bao này khoảng 10 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế của địa phương đang rất khó khăn, chúng tôi rất cần có sự hỗ trợ của tỉnh, huyện để Thạch Sơn sớm hiện thực hoá mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao trong năm 2022.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.