Đề xuất bổ sung gần 28.000 biên chế giáo viên

Bộ Nội vụ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bổ sung 27.860 biên chế giáo viên cho các địa phương, năm học 2023-2024.

Theo Bộ Nội vụ, năm học này, các địa phương đề xuất bổ sung 104.656 giáo viên so với năm trước, nâng tổng số biên chế giáo viên cả nước lên gần 1,2 triệu. Trong đó, nhu cầu về giáo viên mầm non và THCS nhiều nhất.

Trên cơ sở này, Bộ Nội vụ và Giáo dục Đào tạo dự kiến bổ sung 27.868 biên chế cho năm học 2023-2024. Số còn lại sẽ bổ sung với trường hợp cần thiết trong các năm học tiếp theo, đến 2026.

Phương án sẽ được hai bộ báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ, đề nghị Ban Tổ chức Trung ương quyết định.

Đề xuất bổ sung gần 28.000 biên chế giáo viên

Học sinh và giáo viên trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, TP HCM, tháng 9/2023.

Cuối năm 2022, cả nước thiếu hơn 100.000 giáo viên, chủ yếu ở bậc mầm non, tiểu học, và với một số môn theo chương trình mới như Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh, tích hợp. Trong đó, Thanh Hóa và Hà Nội thiếu giáo viên nhiều nhất.

Tháng 7 năm ngoái, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế cho ngành giáo dục, riêng năm học 2022-2023 là 27.850. Tuy nhiên, đến tháng 5/2023, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương mới tuyển được hơn một nửa số này.

Lý giải, các tỉnh cho rằng chính sách sử dụng, đãi ngộ nhà giáo còn một số bất cập, chưa tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyến khích, thu hút họ.

Theo VNE

Đọc thêm

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Dạy con hiếu thảo bắt đầu từ chính mình

Dạy con hiếu thảo bắt đầu từ chính mình

Ngoài những lời dạy bảo, việc cảm nhận lòng hiếu thảo qua những hành động, việc làm, cách cha mẹ đối xử với ông bà, với những người xung quanh là bài học sâu sắc, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con trẻ.