Đến 2050, hơn 4 triệu nam giới Việt có nguy cơ “ế” vợ!

(Baohatinh.vn) - Đó là con số cảnh báo được Quỹ dân số Liên hợp quốc công bố mới đây khiến dư luận hết sức hoang mang. Đây chính là hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra ở Việt Nam mà nguyên nhân sâu xa nằm ở tư tưởng định kiến giới.

Những con số chênh lệch về trẻ trai và trẻ gái khiến các chuyên gia dân số trên thế giới phải “giật mình”. Tại Việt Nam, tỷ lệ giới tính khi sinh tăng từ 106,2 bé trai/100 bé gái năm 2000 lên 113,8 bé trai/100 bé gái năm 2013 và xu hướng này đang tiếp tục tăng. Gốc rễ sâu xa của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nằm ở tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, tâm lý thích con trai đã “bám rễ” trong quan niệm văn hóa của người Việt.

Đến 2050, hơn 4 triệu nam giới Việt có nguy cơ “ế” vợ! ảnh 1
Ảnh minh họa từ internet.

Không chỉ ở Việt Nam, tư tưởng này còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Trải qua thời kỳ chi phối lâu dài của học thuyết Nho giáo, trong đời sống tinh thần, người Việt Nam luôn quan niệm phải có con trai để nối dõi dòng tộc. Áp lực về đứa con nối dõi cứ truyền từ đời này qua đời khác.

Tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” ở nước ta được lý giải dựa trên ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và nhận thức của người dân về thực tiễn cuộc sống: người đàn ông có trách nhiệm nối dõi dòng họ sẽ chăm sóc mồ mả tổ tiên; không có con trai là một điều bất kính với tổ tiên, dòng họ; nam giới là nguồn lao động chính, kế thừa tài sản và chăm sóc cha mẹ lúc về già. Hiện nay, khi hệ thống phúc lợi xã hội đối với người già còn chưa phát triển, nhất là tại các vùng nông thôn, vai trò của con cái trong việc chăm sóc cha mẹ già vẫn hết sức quan trọng. Người già đa phần phải dựa vào sự hỗ trợ của gia đình.

Trước đây, nước ta chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu, lại trong hoàn cảnh chiến tranh nên nhà nào cũng mong có nhiều đàn ông để ra chiến trường và gánh vác việc nặng. Kèm theo lề luật đạo đức phong kiến buộc người phụ nữ “xuất giá tòng phu”, cùng với điều kiện đi lại khó khăn, nếu con gái lấy chồng xa thì cơ hội chăm sóc cha mẹ gần như không có. Vì thế, nhiều bậc cha mẹ quan niệm “con gái là con người ta”.

Ngày nay, giao thông thuận tiện, đời sống vật chất được nâng lên nên con gái có nhiều điều kiện chăm sóc cha mẹ. Tập tục thờ cúng tổ tiên cũng có nhiều thay đổi. Không chỉ con trai, mà con gái cũng thờ cúng, tham gia xây dựng nhà thờ họ, lăng tẩm tổ tiên với mức đóng góp có khi còn vượt con trai. Việc nuôi dạy cũng vất vả hơn khi con trai dễ sa vào tệ nạn xã hội. Các vụ phạm pháp phần lớn do nam giới gây ra là sự thực nhãn tiền. Trong khi con gái “thuần” hơn và họ cũng có đủ điều kiện phát triển về thể chất, tinh thần, học vấn, địa vị xã hội.

Con nào cũng là con, nuôi dạy tốt, trở thành người có ích cho xã hội mới là điều quan trọng. Bởi vậy, với những ông bố, bà mẹ, dòng họ “trọng nam, khinh nữ”, việc đả thông tư tưởng là giải pháp quan trọng nhất nhằm giảm sự gia tăng tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Có như vậy mới thay đổi được cục diện “đến năm 2050, hơn 4 triệu đàn ông Việt có nguy cơ “ế” vợ”.

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.