Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch sởi tại Cộng hòa dân chủ Congo đã gây ra số người chết bằng cả dịch Ebola và tả cộng lại.
Tiêm vắcxin phòng sởi tại Mbandaka, CHDC Congo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phóng viên TTXVN tại châu Phi ngày 17/8 đưa tin, dịch sởi bùng phát từ tháng 1 đến đầu tháng 8/2019 tại Cộng hòa dân chủ Congo đã khiến hơn 2.700 người chết.
Số nạn nhân của dịch bệnh này được ghi nhận nhiều hơn số người chết do Ebola đang hoành hành tại miền Đông của quốc gia châu Phi này.
Đại diện của Tổ chức Bác sỹ không biên giới (MSF) tại Cộng hòa dân chủ Congo cho biết, dịch sởi - được chính thức tuyên bố ngày 10/6 là đợt dịch nguy hiểm nhất mà Cộng hòa dân chủ Congo phải đối mặt từ năm 2011-2012.
Trong 7 tháng qua, dịch sởi đã khiến hơn 145.000 ca lây nhiễm và khiến 2.758 người thiệt mạng.
Mặc dù dịch sởi đang diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, Cộng hòa dân chủ Congo đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về nguồn nhân lực và tài chính để đối phó với dịch bệnh.
Hiện tại, cơ quan chức năng của nước này mới chỉ huy động được 2,5 triệu USD trong số 8,9 triệu USD cần thiết cho kế hoạch ứng phó. MSF đang hỗ trợ cơ quan chức năng của Cộng hòa dân chủ Congo đối phó với dịch sởi tại 13 tỉnh thành.
Đến nay, 23/26 tỉnh thành trong cả nước đã ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh.
Kể từ đầu năm, MSF đã tiêm phòng cho 474.863 trẻ em và giúp đỡ 27.439 bệnh nhân.
Dịch bệnh nguy hiểm này chủ yếu tác động đến trẻ em từ 5-6 tháng tuổi và thanh niên.
Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Cộng hòa dân chủ Congo đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ các dịch bệnh nguy hiểm.
Ngoài dịch sởi, dịch Ebola và tả cũng đang hoành hành tại nước này.
Đói nghèo, xung đột và biến đổi khí hậu đã khiến những nỗ lực kiềm chế dịch bệnh của cơ quan chức năng Cộng hòa dân chủ Congo và cộng đồng quốc tế bị cản trở và ít phát huy hiệu quả.
Giữa tháng 7/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch sởi tại Cộng hòa dân chủ Congo đã gây ra số người chết bằng cả dịch Ebola và tả cộng lại.
Thời gian tạm hoãn 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump về áp thuế đối ứng đối với khoảng 180 đối tác thương mại sẽ kết thúc vào ngày 8/7. Các quốc gia đang phản ứng như thế nào trước hạn chót này?
Bất chấp tuyên bố lập đảng mới nếu Quốc hội Mỹ thông qua siêu dự luật của ông Trump, tỷ phú Elon Musk sẽ phải đối mặt với hàng rào pháp lý và chính trị phức tạp, đến mức CNN ví chế tạo tên lửa có thể còn dễ hơn.
Ít nhất 2 người thiệt mạng trong vụ chìm phà chở 65 người ở ngoài khơi hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Bali, Indonesia, vào khoảng 23 giờ 20 đêm 2/7 theo giờ địa phương.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đang điều tra toàn diện vụ tấn công nhằm vào vùng Dnipropetrovsk khiến nhiều binh sĩ Ukraine thiệt mạng, trong đó có chỉ huy cấp cao.
Thượng viện Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn dự luật chi tiêu của Tổng thống Trump với tỷ lệ phiếu là 51-50, thiết lập nền tảng để ông triển khai nghị trình nhiệm kỳ hai.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện của 36 thượng nghị sỹ, cáo buộc bà Paetongtarn vi phạm chuẩn mực đạo đức liên quan đến việc cuộc điện đàm nhạy cảm về chính trị với ông Hun Sen.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 đã ký sắc lệnh hành pháp bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của nước này đối với Syria, vốn được áp dụng kể từ năm 1979.
Máy bay rơi trúng ký túc xá của Trường Cao đẳng Y khoa B. J. nên đã phát nổ và gây đám cháy lớn thiêu rụi nhiều tòa nhà khiến gần 300 người đã thiệt mạng.
Bài phát biểu của ông Putin không chỉ đánh giá thành tựu của Liên minh Kinh tế Á-Âu mà còn gửi đi thông điệp sắc bén về địa chính trị, kinh tế toàn cầu, và vai trò của Nga trong thế giới đa cực.
Theo kế hoạch, các học viên của Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, nếu không thể quay lại Mỹ, sẽ được phép theo học chương trình trao đổi tại Trường Munk thuộc Đại học Toronto của Canada.
Theo thông báo của Tổng cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ, các điều tra viên đã thực hiện quá trình trích xuất dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và hộp ghi dữ liệu hành trình của máy bay.
Tướng Ali Shadmani, người đứng đầu trung tâm chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã tử vong sau các cuộc không kích do Israel tiến hành.
Cuộc xung đột đã cắt đứt các đường bay chính đến những trung tâm hàng không vốn có sức chống chịu tốt như Dubai, nơi có sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới, và thủ đô Doha của Qatar.
Ngoại trưởng Iran cho biết chiến dịch quân sự của lực lượng vũ trang hùng mạnh nước này nhằm trừng phạt Israel vì hành động gây hấn đã tiếp diễn cho đến phút cuối cùng, lúc 4 giờ sáng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran đã được thống nhất và sẽ chính thức có hiệu lực vào lúc 7h00 sáng theo giờ Israel (tức 11h theo giờ Hà Nội).
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hành động tấn công Iran là vô căn cứ và không thể biện minh, đồng thời khẳng định thiện chí "thực hiện các nỗ lực nhằm hỗ trợ nhân dân Iran."
Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã huy động 125 máy bay quân sự trong chiến dịch Búa Đêm, thả 14 quả bom xuyên phá hầm xuống căn cứ hạt nhân quan trọng của Iran.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran đã giao phó việc bảo vệ ông cho nhóm vệ sỹ được tuyển chọn kỹ lưỡng giữa lúc có lo ngại cho rằng tình báo Israel đã thâm nhập sâu vào bộ máy chính quyền.