Doanh nghiệp Hà Tĩnh tăng tốc giai đoạn “nước rút”

(Baohatinh.vn) - Chỉ còn 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2023, đây là thời điểm quan trọng để doanh nghiệp Hà Tĩnh rà soát, bổ cứu giải pháp, đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Với hơn 1.650 lao động, Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech Hà Tĩnh (Cụm công nghiệp Đức Thọ) là một trong hai doanh nghiệp may mặc quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, công ty đang tập trung tối đa cho hoạt động sản xuất với mục tiêu hoàn thành cao nhất kế hoạch năm 2023.

Doanh nghiệp Hà Tĩnh tăng tốc giai đoạn “nước rút”

Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech Hà Tĩnh đang tăng tốc sản xuất chuyên xuất khẩu các sản phẩm thời trang sang châu Âu và Mỹ.

Ông Kwon Soon Cheol - Tổng Giám đốc công ty cho biết: “Sản phẩm của doanh nghiệp là các mặt hàng quần áo xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ. Trong 7 tháng đầu năm, doanh thu công ty đạt khoảng 6 triệu USD, đạt hơn 60% kế hoạch năm. Năm nay, do thị trường may mặc xuất khẩu gặp khó khăn nên doanh thu giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài, từ đầu năm tới nay, công ty đã tuyển thêm hơn 100 lao động. Chúng tôi đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn “chạy nước rút” đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay”.

Theo ông Kwon Soon Cheol, công ty đang nỗ lực tìm kiếm, kết nối để mở rộng thị trường ở Úc và các đối tác khác ở châu Âu nhằm gia tăng số lượng đơn hàng. Duy trì các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tay nghề, sẵn sàng nguồn lao động đáp ứng hoạt động sản xuất khi thị trường phục hồi.

Tại Công ty CP Vật liệu xây dựng Hồng Lĩnh (phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh), thời điểm này, không khí sản xuất, bốc dỡ hàng hóa cũng đang hết sức khẩn trương. Ông Nguyễn Quý - Quản đốc công ty cho hay: “Doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm gạch không nung cho thị trường Nghệ An và Hà Tĩnh. 8 tháng năm 2023, sản lượng gạch đạt khoảng 12 triệu viên, đạt hơn 50% kế hoạch năm. Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, công ty đang tiếp tục đẩy mạnh quảng bá sản phẩm để phát triển thị trường, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường”.

Doanh nghiệp Hà Tĩnh tăng tốc giai đoạn “nước rút”

Công ty CP Vật liệu xây dựng Hồng Lĩnh tập trung phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.

Hoạt động trên lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng nên từ nay tới cuối năm là thời điểm tất bật nhất của Công ty CP Thương mại Xuân Tình (xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà). Bà Bùi Thị Tuyết - Giám đốc công ty cho biết: Doanh nghiệp hiện có hơn 1.000 khách hàng là các đại lý tại TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Thạch Hà, Lộc Hà… Ngoài hàng hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng ngày của người tiêu dùng, hiện nay, công ty đang tập trung đẩy mạnh các mặt hàng thời vụ như bánh trung thu, văn phòng phẩm cho năm học mới. Từ nay đến cuối năm, nhu cầu mua sắm tăng cao nên cũng là cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng doanh số bán hàng. Để chủ động nguồn hàng cung ứng đợt cao điểm, công ty phải lên kế hoạch số lượng, chủng loại hàng hóa, liên hệ với nhà sản xuất từ sớm và nhập hàng về kho dự trữ.

Doanh nghiệp Hà Tĩnh tăng tốc giai đoạn “nước rút”

Công ty CP Thương mại Xuân Tình chuyên phân phối hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 11.000 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% thu ngân sách nội địa và 45% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Sự phát triển của doanh nghiệp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng (giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ), là “đầu kéo” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo.

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 22/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo, các cấp, ngành đã tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, giảm thuế, miễn thuế, giãn nợ, giảm lãi suất… Do đó, mặc dù gặp không ít khó khăn do hệ lụy dịch COVID-19 và sự tác động tiêu cực từ suy thoái nền kinh tế thế giới nhưng các doanh nghiệp vẫn nỗ lực vượt qua “sóng lớn” để duy trì, phát triển sản xuất - kinh doanh.

Doanh nghiệp Hà Tĩnh tăng tốc giai đoạn “nước rút”

Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu doanh thu 150 tỷ đồng trong năm 2023.

Những tháng tới đây, để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm kiếm đối tác, thay đổi phương thức sản xuất, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tìm nguồn nguyên liệu sản xuất phù hợp, phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo trong cán bộ, người lao động…

Ông Lê Đức Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh cho biết: “Khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động lên hoạt động sản xuất của hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đang tiếp tục nỗ lực tăng tốc bằng nhiều giải pháp để thực hiện cao nhất mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động các đơn hàng, khối lượng sản xuất của mình để “chớp thời cơ” tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối cùng của năm 2023”.

Cuối năm là cơ hội vàng đối với một số ngành nghề, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh nhà. Với sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ các cấp, ngành cùng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Chủ đề Đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh vào cuộc sống

Đọc thêm

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Nâng cao năng lực hoạt động của cảng quốc tế Lào - Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động của Cảng quốc tế Lào - Việt

Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Vướng mặt bằng, nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ

Vì sao nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ?

Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.