Doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh nỗ lực “giữ chân” người lao động

(Baohatinh.vn) - Các doanh nghiệp trên lĩnh vực may mặc ở Hà Tĩnh đã nỗ lực khôi phục sản xuất, tìm giải pháp vượt khó.

Doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh nỗ lực “giữ chân” người lao động

Sau khi hết thời hạn “giãn cách xã hội”, HTX May mặc Green GMC đã bố trí 100% công nhân trở lại làm việc, đảm bảo mức lương cơ bản cho người lao động.

Ngay trong thời kỳ “cao điểm” của dịch bệnh covid-19, khi nguồn nguyên liệu đầu vào khó khăn, việc xuất hàng đi các nước bị tạm dừng, HTX May mặc Green GMC ở phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh) đã nhanh chóng tìm kiếm nguồn hàng mới và đảm bảo duy trì 60% lao động làm việc.

“Để duy trì và “giữ chân” người lao động, ngay trong thời điểm khó khăn nhất, chúng tôi đã nhanh chóng chuyển đổi gia công mặt hàng mới, đó là sản xuất khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế. Mặc dù đang còn nhiều khó khăn nhưng sau khi hết thời điểm “giãn cách xã hội”, chúng tôi đã bố trí 100% công nhân trở lại làm việc, đảm bảo mức lương cơ bản cho người lao động. Điều quan trọng là doanh nghiệp và người lao động đã cùng nhau chia sẻ khó khăn, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất” – bà Lê Thị Hiền, cán bộ quản lý HTX May mặc Green GMC cho hay.

Doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh nỗ lực “giữ chân” người lao động

Sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế - mặt hàng mới được HTX may mặc Green GMC đưa vào sản xuất trong đợt dịch covid

Cũng theo bà Hiền, hiện nhu cầu về khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế trong nước cũng như thế giới đang rất lớn. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp may tận dụng, tạo việc làm mới cho lao động cũng như doanh nghiệp.

Sau 1 năm kể từ ngày nhận được cấp phép đầu tư, đến đầu năm 2020, Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh (TX Hồng Lĩnh) đã xây dựng xong nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết và đi vào sản xuất. Đây là doanh nghiệp may mặc 100% vốn Hàn Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm găng tay thể thao, găng tay công nghiệp và trang phục thể thao các loại phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, với công suất 12 triệu sản phẩm/năm.

Doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh nỗ lực “giữ chân” người lao động

Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh có 100% vốn Hàn Quốc

Tuy nhiên, trong những ngày đầu đi vào hoạt động cũng là thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới đã ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động và xuất hàng cho đối tác nước ngoài. Mặc dù có những khó khăn khách quan, nhưng với kinh nghiệm lâu năm trong ngành may mặc, thời gian qua, Công ty TNHH Haivina vẫn duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho gần 600 lao động.

Bà Trần Thị Thu Trang – Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh cho biết, theo kế hoạch, công ty phải tuyển đủ số lao động cho giai đoạn đầu là 1.500 người. Tuy nhiên, đến nay mới đạt khoảng 40%. Mặc dù có những khó khăn do hàng chưa xuất được nhưng công ty vẫn đảm bảo việc làm, duy trì hỗ trợ ăn trưa, thưởng chuyên cần, phụ cấp thâm niên, phụ cấp bậc tay nghề… cho người lao động.

Doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh nỗ lực “giữ chân” người lao động

Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh chuyên sản xuất các sản phẩm găng tay thể thao, găng tay công nghiệp và trang phục thể thao các loại phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

“Nhu cầu lao động của công ty đang rất lớn. Công ty mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, tạo điều kiện của các địa phương trong việc tuyển dụng lao động. Đây cũng là đáp ứng nhu cầu thiết thực của công ty, đồng thời cũng là giải pháp giải quyết “khủng hoảng” thiếu việc làm sau dịch bệnh tại các địa phương” – bà Trang cho hay.

Cùng với 2 đơn vị trên, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc trên địa bàn Hà Tĩnh như: Công ty CP May xuất khẩu MTV (Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên), Công ty CP May Hà Tĩnh, Công ty CP May xuất khẩu Hồng Lĩnh, HTX May Ngọc Trâm (Cẩm Lạc – Cẩm Xuyên)… vẫn duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo mức lương cơ bản cho người lao động.

Doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh nỗ lực “giữ chân” người lao động

Với đơn hàng đã ký kết với đối tác Nhật Bản từ đầu năm, Công ty CP May xuất khẩu MTV đã đảm bảo việc làm cho người lao động trong suốt đợt dịch covid

Theo báo cáo của Sở Công thương và Liên minh HTX tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp may lớn (quy mô đăng ký từ 3.000 – 7.000 lao động) và 20 HTX, cơ sở may mặc vệ tinh (quy mô 100 – 300 lao động) đang hoạt động sản xuất. Đây cũng là ngành chịu tác động khá lớn bởi dịch bệnh covid-19 do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại cũng như chủ yếu gia công cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp may mặc Hà Tĩnh cũng đã nỗ lực duy trì các hợp đồng, tìm kiếm nguồn hàng mới, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Hà Tĩnh sẽ có thêm 2 khu đô thị hơn 3.900 ha

Hà Tĩnh sẽ có thêm 2 khu đô thị hơn 3.900 ha

Khu đô thị Kỳ Nam và Kỳ Ninh sẽ được xây dựng thành những khu vực dân cư đô thị văn minh, hiện đại, phù hợp với định hướng quy hoạch chung của thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Showroom VinFast Hà Tĩnh 2 không chỉ là nơi trưng bày và kinh doanh sản phẩm mà còn là cầu nối giữa VinFast với khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.