Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Hội Kinh tế môi trường Việt Nam nghiên cứu, báo cáo đánh giá khách quan, khoa học về dự án mỏ sắt Thạch Khê; đồng hành với tỉnh báo cáo và đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét chấm dứt dự án.

Chiều 25/7, UBND tỉnh làm việc với Hội Kinh tế môi trường Việt Nam về các nội dung liên quan đến dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Hà Tĩnh cùng lãnh đạo các đơn vị, địa phương liên quan cùng dự.

Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Toàn cảnh cuộc làm việc.

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (dự án) do Công ty CP sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư, nằm trên địa phận huyện Thạch Hà có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 14.517,2 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng đất: 4.821 ha, gồm 3.898 ha trong đất liền và 923 ha lấn biển. Diện tích đất TIC đã ký hợp đồng thuê đất là 552 ha. Tổng số hộ ảnh hưởng khoảng 37.027 hộ, 134.925 nhân khẩu.

Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Việt Hà báo cáo các thông tin liên quan.

Từ năm 2008 đến năm 2011, chủ đầu tư đã triển khai thực hiện thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3, đến độ sâu -34m, thu hồi 3 nghìn tấn quặng. Dự án đã dừng hoạt động khai thác từ năm 2011 đến nay.

Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng phân tích cụ thể 6 vấn đề lo ngại, tiềm ẩn rủi ro của dự án gồm: Công nghệ, kỹ thuật khai thác chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động lớn đến môi trường; phương thức vận chuyển quặng khó khả thi, hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh; thị trường tiêu thụ quặng sắt chưa chắc chắn; năng lực tài chính không đảm bảo.

Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Đoàn công tác của Hội Kinh tế môi trường Việt Nam tại buổi làm việc.

Dự án khó đảm bảo được hiệu quả kinh tế, chưa nói đến các rủi ro về mặt xã hội, môi trường, an ninh trật tự trên địa bàn; có quá nhiều rủi ro không đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác; tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, đời sống dân sinh khu vực gần dự án.

Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách toàn diện, khách quan, nghiêm túc và cân nhắc nhiều mặt cả về lợi ích trước mắt và lâu dài, xét thấy phương án chấm dứt hoạt động dự án theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 6853/BKHĐT-KCN ngày 08/10/2021 là có đầy đủ cơ sở và phù hợp với thực tiễn.

Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Việc chấm dứt dự án sẽ đảm bảo được vấn đề môi trường, nhất là môi trường dọc dải ven biển; sẽ không đặt ra các vấn đề rủi ro, hệ lụy về môi trường, thảm họa thiên tai có thể đe dọa nghiêm trọng đến đời sống, môi trường đầu tư, môi trường biển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ nguồn tài nguyên đến khi đủ điều kiện khai thác hiệu quả.

Trao đổi về các nội dung liên quan đến mỏ sắt Thạch Khê, PGS.TS Lưu Đức Hải – Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam – trưởng đoàn cũng đã thông tin những kết quả nghiên cứu của hội về dự án.

Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

PGS.TS Lưu Đức Hải cho rằng nhiều vấn đề môi trường và rủi ro trong quá trình khai thác của dự án chưa được phân tích, đánh giá đầy đủ.

Đặc biệt, theo PGS.TS Lưu Đức Hải, nhiều vấn đề môi trường và rủi ro trong quá trình khai thác chưa được phân tích, đánh giá đầy đủ như: rủi ro vỡ bờ moong ở nơi có tầng trầm tích mặt nước sâu; thấm nước ngầm vào moong khai thác; mất nước tại khu vực mỏ; bãi thải đổ ra biển dài 5 – 6 km và sâu ra biển 3 km có thể ảnh hưởng tới dòng chảy bờ khu vực nên ảnh hưởng đến hoạt động KT-XH khu vực bờ biển Thạch Hà đến Bắc Thiên Cầm...

Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Hà Tĩnh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng: Rất đồng tình với báo cáo của Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, mong hội tiếp tục đồng hành với tỉnh để có phương án sớm nhất đối với dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của các thành viên đoàn công tác Hội Kinh tế môi trường Việt Nam và lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của Hà Tĩnh cũng cho rằng: nếu chưa thật sự có những nghiên cứu đầy đủ thì nên dừng dự án; nếu khai thác, khả năng thay đổi đường bờ biển sẽ rất dễ xảy ra, dẫn đến những hệ lụy không thể lường trước được…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh gửi lời cảm ơn Hội Kinh tế môi trường Việt Nam thời gian qua đã quan tâm, đồng hành với Hà Tĩnh trong các vấn đề về môi trường nói chung, về dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê nói riêng. Với báo cáo nghiên cứu của Hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh bày tỏ sự đồng tình cao và ghi nhận sự nghiên cứu sâu về dự án.

Đồng hành với Hà Tĩnh trong việc đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cũng cho rằng, mỏ sắt Thạch Khê là tài nguyên của quốc gia nên Trung ương, địa phương phải có trách nhiệm để khai thác có hiệu quả.

Khái quát về quá trình thực hiện dự án, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thông tin: Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển (năm 2016), tỉnh đã xin chủ trương rà soát lại quy hoạch tỉnh, trong đó có dự án mỏ sắt Thạch Khê. Sau khi rà soát thấy rất nhiều vấn đề, tỉnh đã có nhiều văn bản đề xuất cấp trên nếu dự án đảm bảo về môi trường và phát triển bền vững thì khởi động lại.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề nghị Hội Kinh tế môi trường Việt Nam nghiên cứu, báo cáo đánh giá khách quan, khoa học về dự án; đồng hành với tỉnh báo cáo và đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét chấm dứt dự án để khắc phục các ảnh hưởng sau hơn 10 năm thực hiện dự án và tỉnh có cơ sở vững chắc hơn trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển cũng như có phương án bảo vệ nguồn tài nguyên đến khi đủ điều kiện để khai thác một cách an toàn và đảm bảo hiệu quả.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.