Dưa chuột - món ăn, thuốc quý mùa hè

Theo Đông y dưa chuột còn có tên là Mã bào qua (dưa chuột non vỏ còn xanh) và huỳnh qua là dưa chuột già chín, vỏ vàng. Dưa chuột tính lạnh vị ngọt vào các kinh tỳ, vị, đại tràng.

Dưa chuột dân gian gọi là dưa leo. Theo Đông y dưa chuột còn có tên là Mã bào qua (dưa chuột non vỏ còn xanh) và huỳnh qua là dưa chuột già chín, vỏ vàng. Dưa chuột tính lạnh vị ngọt vào các kinh tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ khát. Chữa các chứng thấp nhiệt như kiết lỵ, phù thũng. Kinh nghiệm dùng dưa chuột làm thuốc đã có trên 4.000 năm ở Ai Cập và Ấn Độ.

Dưa chuột chứa nhiều nước, có đạm, đường, chất xơ, tro và khoáng canxi, phốt pho, sắt; ngoài ra còn có selen, lưu huỳnh, mangan, iốt, kali, chất nhầy.; các vitamin A, B1, B2, PP, C, arginine và pectine. Quả dưa nhỏ mà vỏ càng xanh càng chứa hàm lượng biotin cao (là chất bổ dưỡng da tuyệt vời) hàm lượng vitamin C và Selenium cao hơn nhiều so với quả. Dưa chuột thuôn dài dưới 20cm, cuống nhỏ cho chất lượng tốt nhất.

dua chuot mon an thuoc quy mua he

Dưa chuột – món ăn thanh nhiệt trong ngày hè. Dưa chuột loại nhỏ, vỏ màu xanh sẫm chứa nhiều biotin giúp làm đẹp da

Theo Tây y, dưa chuột có tác dụng lọc máu, hoà tan axit uric và muối urat, có tác dụng lợi tiểu, bài sỏi, bài chất béo xấu, phòng chống bệnh viêm khớp, thấp khớp dạng thống phong (gút), an thần nhẹ, hạ huyết áp, giảm sốt tẩy giun sán (nhất là hạt); đặc biệt nó ngày càng được dùng nhiều để chữa một số bệnh ngoài da như nếp nhăn, nứt nẻ, da mốc, tàn nhang, da nhờn.

Gần đây các nhà khoa học thế giới và Trung Quốc nghiên cứu chữa AIDS bằng một chế phẩm hoàn, trong có rễ của một loại dưa chuột Trung Quốc (đã được nói đến trong sách cổ từ đời Hán) với chất chiết được gọi là trichosanthin (hoặc Clo 223, hoặc hợp chất Q). Chất này có tác dụng tấn công một cách “âm thầm và bí hiểm” tế bào nhiễm HIV và chỉ tế bào đó thôi. (Nó không giống AZT thuốc chữa AIDS chỉ có tác dụng kìm hãm quá trình sinh sản của HIV). Kết quả bước đầu rất khả quan, đạt 75% “tạo ra một cuộc cách mạng trong y học, đã tôn vinh nền y học đông phương và xác nhận sự cần thiết kết hợp hai nền y học Đông Tây...”

Chế phẩm từ dưa chuột – loại mỹ phẩm đã được nữ hoàng Cléopatra sử dụng từ xưa.

Cách dùng dưa chuột phòng chữa bệnh

Trẻ em nóng sốt mùa hè khát nước, đòi uống nhiều nước, ít có mồ hôi: Nên khám xác định chẩn đoán sốt. Kết hợp bài: dưa chuột 250g, đậu phụ 500g nấu chin, them chút muối cho trẻ ăn.

Trẻ em bị lỵ mùa hè, do thấp nhiệt: 10 quả dưa chuột non thái nhỏ nấu với mật mía. Hoặc dưa chuột muối nấu lấy nước, nấu cháo cho trẻ ăn.

Để giải khát, khỏi khô miệng họng: Dưa chuột tươi sống, ăn cả quả hoặc bỏ ruột không bỏ vỏ thái dọc, ăn không hoặc chấm muối ớt. Tránh ăn nhiều khi đang đói, gây cồn ruột.

Chữa hôi miệng do tỳ vị nhiệt:- Dưa chuột gọt lấy vỏ nấu lấy uống hàng ngày.

Bồi bổ sức khoẻ mùa hè chống mỏi mệt, uể oải: Nước dưa chuột hỗn hợp: Dưa chuột 1 quả, táo 1 quả, nước chanh 20g, mật ong 20g, cà rốt 1 củ. Ép các loại củ quả rồi cho mật ong, chanh trộn đều.

Thức ăn khai vị: Dưa chuột với gừng: Dưa chuột thái lát mỏng. Gừng giã nhuyễn cho nước sôi chắt lấy nước gừng trộn với dưa chuột (cho người sợ dưa chuột lạnh gây đầy bụng).

Thức ăn bổ dưỡng hàng ngày: Đó là món dưa chuột ngâm mắm kết hợp (Mắm nhiều chất đạm béo khoáng quý như ta đã biết). Dùng dưa chuột bao tử phơi héo đem ngâm vào mắm nêm xay mắm rô, mắm cá sắc, ớt, tỏi, gừng, riềng, ít đường. Sau 1 tuần lấy ra ăn với cơm.

Giảm béo:

+ Hàng ngày lấy khoảng 120g dưa chuột tươi thái miếng, hoặc thái sợi, trộn dầu dấm, gia vị để ăn như một món salat. Có thể kèm với giá đậu xanh, sống, cà chua chín tươi sống, củ cải v.v...

+ Dưa chuột 200g, bí đao 200g, sơn tra 50g, vỏ quýt tươi 30g, mật ong vừa đủ, dưa, bí đỏ, sơn tra bỏ hạt, vỏ quýt thái nhỏ. Ép lấy nước hoà mật ong uống hàng ngày (Có thể thêm củ cải tươi)

+ Dưa chuột muối, ăn với cơm, Kèm các món ăn béo khỏi ngấy, dễ tiêu.

Thải độc bảo vệ cơ thể: Đó là yêu cầu cần thiết phải quan tâm hàng ngày. Để chọn thức ăn lành và có tác dụng thải độc đã có danh sách được đưa ra, trong đó dưa chuột xếp thứ 26/50 vì có tác dụng lợi tiểu rõ rệt để thải độc qua đường tiết niệu nhe axit uric ở bệnh gút (thống phong).

dua chuot mon an thuoc quy mua he

Dưa chuột bao tử ngâm mắm tỏi ớt giúp tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ

Tăng cường miễn dịch phòng chữa ung thư:

+ Dưa chuột 30-60g ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống.

+ Dưa chuột 500g, dấm trắng 30g, đường trắng 50g, dầu mè 5g. Gừng 1 củ con bỏ vỏ thái chỉ. Dưa chuột thái tròn bỏ ruột. Ngâm vào nước dấm khoảng 30 phút với đường gừng. Vớt ra để ráo tưới dầu vừng lên. Ăn với cơm.

Làm mỹ phẩm (Nữ hoàng Cléopatra cách đây 2000 năm có làn da đẹp đến già là nhờ các chế phẩm xoa mặt làm bằng dưa chuột):

+ Để da trắng hồng, không có nếp nhăn: Lấy 2 lát dưa chuột nghiền nát nhuyễn trộn kem bôi mặt, 1 thìa dầu ôlive (và có thể một thìa mật ong) trộn đều thành hỗn hợp mịn dẻo rồi cho vào tủ lạnh 1/2 giờ. Trước khi đi ngủ xoa lên mặt để 30’ - 1 giờ thì rửa sạch và để cho khô trước khi đi nằm.

+ Chữa da mặt xạm rộp thô do bôi mỹ phẩm “rởm”, ra nắng nhiều, chữa nếp nhăn trên mặt: Dưa chuột 2 quả, mướp 1 quả thái miếng ép lấy nước cho mật ong vừa đủ thành nước uống. Bã nhào nhuyễn với đậu phụ thành thuốc đắp 20 phút rồi rửa sạch. Cách ngày một lần.

+ Chữa tàn nhang: Dưa chuột 1 quả thái nhỏ ép lấy nước trộn sữa chua thành kem bôi mặt. Mỗi lần 20 phút, ngày 1-2 lần.

+ Làm đẹp da mặt: Hạnh nhân 50g giã nhuyễn nấu sôi với 200g dịch dưa chuột, để nguội lọc qua vải thêm 200g cồn, 1g tinh dầu hoa hồng.

+ Pho mát dưa chuột dưỡng da chữa bệnh ngoài da: Dịch dưa chuột lọc 300g, mỡ bò 100g, bôm tolu 0.5g, mỡ lợn 250g, nước hoa hồng 3g. Tất cả nghiền trong cối bôi đắp trên da.

Món ăn thuốc từ dưa chuột

Dưa chuột ăn tươi sống: ăn không, hoặc chấm muối ớt khi đang khát. Nhưng tránh ăn nhiều khi đang đói bụng gây cồn ruột. Đây là cách ăn dưa chuột tốt nhất. Để ăn cả vỏ nên rửa sạch thật kỹ vỏ ngoài. Nên chọn dưa chuột nhỏ.

Súp thịt dưa chuột muối (món ăn Nga): thịt bò 200g thái lựu, dưa chuột muối 200g thái hạt lựu, tỏi khô 3g, hành khô 5g, cần tây 10g. Dầu ô liu 5g, gia vị chanh, tiêu mỳ chính. Xào các thứ thịt trước, dầu ô liu 0.7 lít nước đun sôi mềm thịt mới cho cần và gia vị, khi ăn vắt chanh, rắc tiêu.

Canh dưa chuột tảo tía: Dưa chuột 15g, tảo tía 7.5g, gừng 2g. Phụ gia có dầu vừng, xì dầu, gia vị, nước suýt.

Canh mộc nhĩ dưa chuột: Dưa chuột 1 quả, bỏ ruột thái mỏng, mộc nhĩ 1 nắm. Muối 2,5g, dầu vừng 25g, mỳ chính 1.5g. Mỡ và xì dầu tùy ý. Xào mộc nhĩ trước cho dưa chuột sau, nêm gia vị.

Dưa chuột muối trong vại loại dưa to, đóng vào trong lọ loại bao tử để ăn với cơm cùng các món ăn khác như dưa hành, măng, ngô bao tử. Mùi vị chua loại dưa đóng hộp hay lọ thay đổi tùy nơi sản xuất. Cần ăn thử để chọn lần sau loại hợp khẩu vị vì có loại quá chua có người bỏ không ăn được.

Nước dưa chuột hỗn hợp: Dưa chuột 1 quả, táo 1 quả, nước chanh 20g, mật ong 20g, cà rốt 1 củ. Ép các loại củ quả rồi cho mật ong chanh trộn đều.

Dưa chuột nấu giấm lợi tiểu tiêu phù: Dưa chuột thái lát nấu với giấm cho sôi nhắc ra ăn cả cái lẫn nước.

Dưa chuột nấu mật mía chữa trẻ con bị lỵ mùa hè: 10 quả dưa chuột non thái nhỏ nấu với mật mía ăn trong 1-2 ngày.

Lưu ý: Dưa chuột ăn nhiều gây lạnh bụng, đầy bụng, không tiêu, hư nhiệt. Không ăn lúc trời mưa ẩm thấp, người mới ốm dậy. Trẻ em không nên lạm dụng dưa chuột sống.

Theo BS. Phó Thuần Hương/SK&ĐS

Đọc thêm

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?