Trong tiết trời mùa hè, những món như nộm/gỏi được rất nhiều người yêu thích. Hôm nay hãy thử áp dụng công thức làm dưa chuột trộn của chúng tôi xem sao nhé!
Nguyên liệu làm dưa chuột trộn chua ngọt gồm:
- 3 quả dưa chuột
- 1 quả ớt sừng
- 1 củ tỏi
- 1 ít dầu thơm
- 1 ít xì dầu
- 1-2 thìa đường
- 1 ít nước cốt chanh
- 1 ít dầu mè
- 1 ít muối
Cách làm dưa chuột trộn như sau:
Bước 1: Dưa chuột rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng 10 phút, vớt ra để ráo nước. Cắt bỏ 2 đầu quả dưa, cắt quả dưa làm 4 đoạn dài khoảng 2 đốt ngón tay, sau đó thái dưa thành các thanh mỏng vừa ăn.
Bước 2: Cho dưa chuột vừa thái vào 1 cái tô, thêm 1 chút muối và xóc đều lên, để 15 phút, sau đó đổ nước lọc ngập dưa, rửa lại sơ qua rồi chắt bỏ hết nước trong tô.
Bước 3: Tỏi đập dập rồi băm nhỏ, ớt sừng thái lát hoặc băm nhỏ đều được.
Bước 4: Cho tất cả các nguyên liệu vào tô và trộn đều lên, để 30 phút cho dưa chuột ngấm gia vị là có thể ăn được, bạn có thể gia giảm cho hợp khẩu vị gia đình. Khi ăn, bạn xúc dưa chuột trộn ra đĩa để thưởng thức.
Thành phẩm:
Dưa chuột trộn là món ăn thanh mát rất dễ ăn, nhất là trong dịp hè nóng bức. Vị chua cay, mặn ngọt và giòn giòn của dưa chuột tạo nên sức hút kì lạ cho món ăn này.
Chúc các bạn thành công với cách làm dưa chuột trộn chua ngọt này nhé!
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Nhâm nhi một đồ uống ấm pha với các thành phần tự nhiên, có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới trong mùa đông, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Những ngày ẩm ướt, ngày mưa là nỗi lo đối với nhiều người vì quần áo dễ bị ẩm mốc và khó khô. Dưới đây là những mẹo vặt chăm sóc quần áo ngày mưa mà bạn không nên bỏ qua.
Các lỗi bếp hồng ngoại như E1, E2, E3, E4... thường gặp do nhiệt, điện áp hoặc hỏng quạt. Khắc phục nhanh chóng bằng cách kiểm tra, sử dụng ổn áp, hoặc liên hệ bảo hành.
Theo các chuyên gia nuôi dạy con, trẻ tiếp thu nhiều hơn người lớn nghĩ, không chỉ thứ cha mẹ trực tiếp nói với chúng, mà cả những điều nói với người khác.
Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ước tính có đến 20% dân số mắc viêm đại tràng mạn tính, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...