Dừng XKLĐ vì dịch COVID-19, nhiều thanh niên Hà Tĩnh quyết tâm làm ăn bền vững tại quê nhà

(Baohatinh.vn) - Dịch COVID-19 khiến việc xuất khẩu lao động của không ít thanh niên bị dang dở. Song với sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh, nhiều mô hình kinh tế đã được thành lập, tạo dựng hướng đi mới cho thanh niên.

Video: Thanh niên XKLĐ nói về quyết tâm lập nghiệp tại quê hương

Mong muốn đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, anh Lê Sỹ Đàn (SN 1994, xã Thạch Ngọc, Thạch Hà) đã bỏ ra gần 160 triệu để chuẩn bị cho các điều kiện, thủ tục cho chuyến đi. Tuy nhiên, những diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên khắp thế giới nên công việc gặp khó và liên tục bị hoãn.

Dừng XKLĐ vì dịch COVID-19, nhiều thanh niên Hà Tĩnh quyết tâm làm ăn bền vững tại quê nhà

Không chờ đợi để được đi XKLĐ Hàn Quốc, anh Đàn đã tìm hướng đi khác là mở xưởng cơ khí.

Dù còn nhiều khó khăn song anh Đàn đã lên kế hoạch, quyết tâm phát triển kinh tế tại quê nhà. Theo đó, tháng 4/2021, anh vay vốn mua máy móc, xây dựng nhà xưởng, mở xưởng cơ khí, nhôm kính. Tháng 9/2021, qua sự kết nối của Tỉnh đoàn và Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương Đoàn, mô hình của anh nhận được 92 triệu đồng vốn vay không hoàn lại của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc và Chính phủ Nhật Bản.

Có thêm vốn, anh mạnh dạn mua thêm máy móc, mở rộng quy mô xưởng, mở rộng thị trường, nhận làm các phần việc tại nhiều địa phương khác như Cẩm Xuyên, TX Kỳ Anh…

Dừng XKLĐ vì dịch COVID-19, nhiều thanh niên Hà Tĩnh quyết tâm làm ăn bền vững tại quê nhà

Công việc đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho anh và một số thanh niên khác tại địa phương.

Tới nay mô hình đã mang lại nguồn thu nhập ổn định và tạo việc làm cho 2 - 3 thanh niên khác tại địa phương.

Anh Đàn cho biết: “Mức thu nhập trung bình của tôi hiện đang là 8 - 9 triệu đồng/tháng. Cao điểm có thể đạt 15 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này thì thanh niên chúng tôi không còn phải đi làm ăn xa xứ mà có thể gắn bó với quê hương”.

Cùng thuộc diện được hỗ trợ nguồn vốn vay không hoàn lại, anh Trần Xuân Thái (SN 1986, thôn Chiến Thắng, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc) là thanh niên từng đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản năm 2018. Gần 2 năm sau, đại dịch COVID-19 khiến công việc của anh không còn ổn định, thu nhập thấp, nguy cơ nhiễm bệnh cao nên tới cuối năm 2020, anh Thái quyết định trở về quê.

Dừng XKLĐ vì dịch COVID-19, nhiều thanh niên Hà Tĩnh quyết tâm làm ăn bền vững tại quê nhà

Anh Thái quyết tâm xây dựng mô hình trang trại.

Với ý tưởng xây dựng trang trại tổng hợp, anh lên kế hoạch và định hướng phát triển cụ thể, mạnh dạn vay mượn ngân hàng 100 triệu để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống… Đồng thời, mô hình của anh cũng nhận được thêm 80 triệu đồng vốn vay không hoàn lại của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc và Chính phủ Nhật Bản.

Tới nay, trang trại có diện tích hơn 1ha đã bước đầu đi vào ổn định, với 10 con heo nái, 20 con heo giống, 4 con trâu bò và ao thả cá.

Dừng XKLĐ vì dịch COVID-19, nhiều thanh niên Hà Tĩnh quyết tâm làm ăn bền vững tại quê nhà

Lứa lợn đầu tiên của anh Thái đã nặng khoảng 30kg và có thể xuất chuồng vào dịp tết.

“Bắt tay vào xây dựng mô hình, tôi gặp phải những khó khăn không chỉ về nguồn vốn, kinh nghiệm mà còn trong tư tưởng của bản thân. Sự định hướng, đồng hành kịp thời và thiết thực của tổ chức Đoàn đã giúp tôi củng cố quyết tâm làm ăn ở quê nhà. Nếu thuận lợi, lứa lợn đầu tiên có thể xuất chuồng bán vào dịp tết năm nay”, anh Thái chia sẻ.

Dừng XKLĐ vì dịch COVID-19, nhiều thanh niên Hà Tĩnh quyết tâm làm ăn bền vững tại quê nhà

Cán bộ Tỉnh đoàn thường xuyên đồng hành, hỗ trợ các mô hình kinh tế.

Đây là 2/14 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên XKLĐ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được nhận hỗ trợ vốn vay không hoàn lại của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc và Chính phủ Nhật Bản với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng. Các mô hình chủ yếu đầu tư vào xây dựng trang trại, chăn nuôi, cơ khí...

Nguồn vốn vay không hoàn lại mang ý nghĩa quan trọng, giúp các chủ mô hình vượt qua khó khăn do đại dịch, yên tâm lập nghiệp và góp phần tạo việc làm cho các ĐVTN khó khăn tại địa phương.

Dừng XKLĐ vì dịch COVID-19, nhiều thanh niên Hà Tĩnh quyết tâm làm ăn bền vững tại quê nhà

Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nguyễn Tiến Thức chia sẻ về chính sách vay vốn, tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Chính phủ cho thanh niên XKLĐ tại địa phương tại diễn đàn về kỹ năng chuyển đổi nghề nghiệp cho thanh niên do Tỉnh đoàn tổ chức.

Bên cạnh đó, hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên nói chung và thanh niên XKLĐ nói riêng, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế, khởi nghiệp, lập nghiệp; chính sách vay vốn, tiếp cận nguồn vay ưu đãi; tổ chức các diễn đàn đối thoại, tư vấn, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho thanh niên; tổ chức tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, điển hình làm ăn có hiệu quả...

Trong năm 2021, các cấp bộ Đoàn đã hỗ trợ thành lập mới hơn 150 mô hình kinh tế thanh niên. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đang có hơn 950 mô hình kinh tế thanh niên quy mô lớn và hơn 1.500 mô hình quy mô vừa và nhỏ.

Để giúp thanh niên vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các cấp bộ đoàn đã tích cực hỗ trợ, đồng hành, đưa phong trào thanh niên làm kinh tế diễn ra sôi nổi, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhiều mô hình đã tham gia chương trình OCOP, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP…, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ số để nâng cao năng suất, chất lượng, quảng bá rộng rãi thương hiệu, giải quyết việc làm cho hàng nghìn ĐVTN.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Hoài Nam

Chủ đề Tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.