Festival Huế 2018: Tổ chức trang trọng Lễ tế trời đất tại đàn Nam Giao

Vào lúc 3 giờ ngày 27/4 (tức 12/3 âm lịch), tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức trang trọng Lễ tế Giao (tế trời đất) tại đàn Nam Giao.

festival hue 2018 to chuc trang trong le te troi dat tai dan nam giao

Lễ vật dâng cúng tại lễ tế Giao. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Đây là một lễ tế có từ thời nhà Nguyễn nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh vượng. Lễ tế Giao là một lễ chính trong Festival Huế 2018, với đầy đủ các nghi lễ trang trọng, thu hút đông đảo du khách và nhân dân đến dự.Lễ tế Giao có giá trị văn hóa đặc sắc, với các nghi thức tế lễ như: lễ quán tẩy, lễ đón các thần, lễ tế ngọc và lụa, lễ tấn trở, lễ hiến tước, lễ truyền chúc, lễ á hiến, lễ ban phúc, lễ triệt hạ. Chủ lễ cùng dân chúng dâng lên trời, đất và các vị thần linh mâm lễ phẩm có tam sanh (3 con vật quan trọng chuyên cúng tế ở đàn Nam Giao) là trâu, dê và lợn. Đây là lễ phẩm được dâng lên để tỏ lòng thành với thần linh và trời đất.

festival hue 2018 to chuc trang trong le te troi dat tai dan nam giao

Lễ tế Giao tại đàn Nam Giao. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Theo ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2018, chủ lễ trong Lễ tế Giao: Quan niệm của người xưa, trời và đất là hai chủ thể sáng tạo ra nhân loại. Nói cách khác, đất trời tượng trưng cho cha và mẹ. Thế nên, dưới các triều đại phong kiến, hằng năm đều có lễ tế trời đất. Đây là nghi thức được xếp vào hàng Đại tự (lễ lớn) của quốc gia tại các nước trong khu vực.

Lễ tế này được gọi là tế Giao. Vào tiết đông chí, vua tế trời ở Nam Giao, tiết hạ chí thì tế đất tại bắc Giao, nên tế trời, đất gọi là tế Giao. Nếu lấy kinh thành Huế làm trung tâm, người xưa phân biệt Giao gồm có bốn vùng Nam, Bắc, Đông, Tây. Với quan niệm: "Thiên phúc địa tải" (đất chở trời che), từ xa xưa, con người phải cúng trời và đất để cầu "quốc thái dân an", "thái bình thịnh trị" và "phong điều vũ thuận" (mưa thuận gió hoà).

festival hue 2018 to chuc trang trong le te troi dat tai dan nam giao

Tái hiện biểu diễn quyền của đội cấm binh trong buổi lễ tế Giao tại đàn Nam Giao. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Thời các vua Nguyễn, tế Giao được xem là lễ tế có qui mô và quan trọng nhất của triều đình. Đàn Nam Giao ngày nay được xây dựng vào năm 1906 về phía Nam kinh thành. Ở đây, nhà Nguyễn cho hợp tế cả trời, đất và tổ tiên. Thời gian đầu, triều Nguyễn tổ chức tế Giao vào mùa xuân hằng năm. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), triều đình định lại ba năm tế Giao một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Nghi lễ này được duy trì cho đến năm 1945.

Đàn Nam Giao là đàn tế lớn nhất và duy nhất được xây dựng một cách công phu dưới thời quân chủ. Do lễ tế Giao là một một nét văn hoá đặc trưng của các nước châu Á nên mô thức kiến trúc của đàn Nam Giao cũng thể hiện rõ những triết lý Á Đông, gồm có ba tầng, đại diện cho thuyết "tam tài" Thiên - Địa - Nhân.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Khoảng lặng bình yên

Podcast truyện ngắn: Khoảng lặng bình yên

Khiêm đi về phía trường học, một nhóm học sinh vừa tan lớp buổi chiều ríu rít cất tiếng chào thầy, nụ cười hồn nhiên cùng ánh mắt sáng ngời lấp lánh. Anh mỉm cười vẫy tay với lũ trẻ rồi thoáng nghĩ về Linh...
Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Tết Dương lịch: "Xu hướng xuất ngoại dịp Tết dự kiến tăng trong thời gian tới bởi nhiều du khách muốn tránh áp lực Tết truyền thống cũng như tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ", theo đại diện một đơn vị lữ hành.
5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.