Già trẻ, gái trai ở Lộc Hà “đua nhau” nâng cao dân trí, vì ngày mai lập nghiệp

(Baohatinh.vn) - Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang được các dòng họ, gia đình và khu dân cư hưởng ứng với phương châm “học tập suốt đời”, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho quê hương, đất nước.

Già trẻ, gái trai ở Lộc Hà “đua nhau” nâng cao dân trí, vì ngày mai lập nghiệp

Thư viện trung tâm học tập công đồng xã Thạch Châu với hàng ngàn đầu sách, trở thành điểm đến đọc sách từ gần 20 năm nay của người dân nhiều lứa tuổi trên địa bàn.

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày chẵn hàng tuần, bà con trên địa bàn xã Thạch Châu lại tập trung về thư viện trung tâm học tập cộng đồng để tham gia sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách. Nét đẹp này đã được người dân nơi đây duy trì suốt gần 20 năm nay.

Chủ tịch UBND xã Thạch Châu Lê Văn Thông cho biết: Buổi đầu, thư viện ra đời chỉ phục vụ niềm đam mê của một số người nhàn rỗi. Dần dần, thấy rõ lợi ích của việc đọc sách, bà con đủ mọi lứa tuổi đều tìm đến ngày càng đông. Và đến nay, thư viện văn hóa xã đang đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa đọc của phần lớn người dân, trong đó có các em nhỏ tại địa phương, với trên 3.600 đầu sách đủ các doanh mục.

Điều đáng ghi nhận là, từ những kiến thức tích lũy nhờ văn hóa đọc tại thư viện, nhiều người dân đã áp dụng vào thực tiễn để mở rộng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ tăng thu nhập. Nhiều gia đình đã thoát được cảnh đói nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống; học sinh học tập tiến bộ, tỷ lệ con em đạt danh hiệu học sinh giỏi không ngừng tăng lên.

Già trẻ, gái trai ở Lộc Hà “đua nhau” nâng cao dân trí, vì ngày mai lập nghiệp

Hoạt động học tập công đồng tại các thư viện xã ngày càng thu hút đông đảo học sinh địa phương tham gia (Trong ảnh là một buổi sinh hoạt của CLB thư viện văn hóa thôn Yên Bình, xã Thạch Bằng).

Không chỉ riêng xã Thạch Châu, hiện nay, phong trào học tập ở huyện Lộc Hà đã phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong các gia đình, dòng họ, khu dân cư. Hầu hết các xã trong toàn huyện đều có tủ sách thư viện, với hàng ngàn đầu sách, thu hút hàng trăm lượt người đến nghiên cứu, tìm hiểu thông tin mỗi ngày. Điển hình như CLB thư viện Văn hóa thôn Yên Bình (xã Thạch Bằng), nhà sách Hoa cương (xã An Lộc)…

Ông Hồ Phúc Tiến - một thành viên trong dòng họ Hồ Phúc ở xã Hồng Lộc, cho biết: Mô hình dòng họ, gia đình học tập cộng đồng đã giúp bà con có thêm kiến thức áp dụng và thực tiễn sản xuất, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đồng thời cộng đồng dân cư cũng gắn bó hơn, người dân phấn khởi thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Già trẻ, gái trai ở Lộc Hà “đua nhau” nâng cao dân trí, vì ngày mai lập nghiệp

Từ những kiến thức tích lũy nhờ văn hóa đọc tại thư viện, học sinh học tập tiến bộ, tỷ lệ con em đạt danh hiệu học sinh giỏi không ngừng tăng lên.

Phong trào “học tập suốt đời” trên địa bàn Lộc Hà đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể xây dựng một xã hội học tập toàn diện. Từ đó, hệ thống cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khang trang, đảm bảo cho con em học tập, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ.

Hiện tại, 100% trường học trong huyện đã có nhà cao tầng đáp ứng đủ học 1 ca/ngày, trong đó có 30 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên từ khối tiểu học đến THCS đều có trình độ cao đẳng trở lên.

Già trẻ, gái trai ở Lộc Hà “đua nhau” nâng cao dân trí, vì ngày mai lập nghiệp

Đội ngũ giáo viên trong huyện luôn được nâng cao trình độ thông qua các cuộc thi giáo viên giỏi hằng năm...

Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Lê Quang Huệ cho biết: Xác định được tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài để nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục…

Hiện nay, nguồn quỹ khuyến học của huyện đã lên tới 15 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí để toàn huyện trao tặng cho 153.553 lượt giáo viên, học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong công tác dạy và học trong những năm qua. Nhiều chi hội, dòng họ luôn có nguồn quỹ khuyến học từ 50 - 300 triệu đồng, như: họ Lê Quang ở Thạch Châu, họ Hồ Phúc ở Hồng Lộc, họ Đào Thư ở Thạch Bằng, Ban khuyến học hội lính xã Ích Hậu….

Phong trào học tập suốt đời trong toàn huyện Lộc Hà đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 2019, toàn huyện có gần 80% hộ gia đình và trên 50% dòng họ được công nhận gia đình, dòng họ hiếu học. Nhiều khu dân cư có tỷ lệ hộ đạt “gia đình hiếu học” lên tới 92%; 36 thư viện trường học được xây dựng mới; 13/13 xã có trung tâm học tập cộng đồng.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.