Giám đốc “gàn” dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Anh Nguyễn Xuân Phúc (SN 1982) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi dùng toàn bộ khách sạn Hanvet ở thôn Thành Long, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để làm nơi cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19.

Video: Giám đốc Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về việc dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

Nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo 13/13 huyện, thị, thành lập các khu cách ly tập trung; những địa điểm được chọn làm nơi cách ly là: trạm y tế, các trường học cũ, bệnh viện...

Thế nhưng, tại bãi biển Xuân Thành (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) - nơi có khách sạn Hanvet với đầy đủ tiện nghi, Giám đốc Nguyễn Xuân Phúc đã tình nguyện đóng cửa kinh doanh để làm điểm cách ly cho những người con quê hương trở về từ các nước có dịch Covid-19.

Giám đốc “gàn” dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

Giám đốc Nguyễn Xuân Phúc dùng Khách sạn Hanvet làm chỗ cách ly cho người dân trở về từ vùng có dịch Covid-19.

Đợt cách ly diễn ra từ ngày 27/2 đến 12/3, nhưng trước đó, anh Nguyễn Xuân Phúc đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón 16 người, gồm 10 người trở về từ Hàn Quốc (7 người lớn, 3 trẻ em) và 6 người thân đi cùng.

Nói về việc làm của mình, anh Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Đọc qua báo, đài, tôi biết được tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, cả hệ thống chính trị nước ta đang gồng mình chống dịch. Cá nhân tôi suy nghĩ rằng, phải làm điều gì đó để góp một phần nhỏ vào công cuộc đẩy lùi dịch Covid-19 ra khỏi đất nước Việt Nam”.

Giám đốc “gàn” dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

Gần nửa số phòng của khách sạn được làm phòng cách ly người dân trở về từ các nước có dịch (đợt từ ngày 27/2 đến 12/3 vừa qua).

“Tôi biết huyện Nghi Xuân đang rất khó khăn trong việc tìm địa điểm làm nơi cách ly con em trở về nước, tôi đã lường trước được việc đóng cửa khách sạn không kinh doanh thì sẽ thiệt hại về kinh tế, cũng như việc lấy khách sạn làm nơi cách ly cho những người đi từ vùng dịch trở về, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh về sau.

Thế nhưng, tôi không thể vì lợi nhuận mà bỏ qua những người con quê hương, để dịch bệnh phát sinh”, anh Phúc nói.

Giám đốc “gàn” dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

Các phòng cách ly được bố trí tại các căn phòng có từ 1-3 giường ngủ tươm tất, sạch sẽ, với đầy đủ tiện nghi như: Tivi, phòng vệ sinh khép kín, tủ quần áo và bộ bàn ghế bằng gỗ.

Không chỉ dành toàn bộ khách sạn Hanvet để làm nơi cách ly miễn phí cho con em quê hương từ các vùng dịch trở về, anh Phúc còn bỏ tiền để thuê 5 nhân viên, hàng ngày cùng anh và lực lượng chức năng túc trực tại khách sạn để kịp thời giúp đỡ những người cách ly khi cần thiết.

Giám đốc “gàn” dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

Có nơi ăn chốn ở đảm bảo, người dân yên tâm khi cách ly tại khách sạn

Anh Hoàng Duy Tuấn, trú xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, người được cách ly tại khách sạn Hanvet chia sẻ: “Sau khi được nhân viên y tế đưa đến đây cách ly, lúc đầu tôi cảm thấy lo lắng. Thế nhưng ở khách sạn Hanvet, tôi rất an tâm, nơi ăn chốn ở rất tốt, các nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra, thăm hỏi”.

Trong khi anh Nguyễn Xuân Phúc lấy khách sạn làm nơi cách ly nhằm đẩy lùi dịch bệnh, thì một số người dân sống gần đó bức xúc cho rằng anh Phúc “gàn dở”, tự rước họa vào thân và cho những người xung quanh, thậm chí có người còn chửi bới, đe dọa. Trong thời điểm có người dân cách ly tại khách sạn, anh không dám đi ra ngoài.

Giám đốc “gàn” dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

Giám đốc Nguyễn Xuân Phúc mong muốn góp một phần công sức để phòng chống dịch Covid-19.

Chia sẻ về những ngày sống cùng những người cách ly tại khách sạn của mình, anh Phúc cho biết: “Trong hơn 15 ngày qua, tôi ăn ở tại khách sạn như một công nhân, không dám ra ngoài. Nhiều lúc muốn đi cắt tóc, về nhà thăm vợ con, nhưng tôi đành gác lại dự định của mình. Tôi làm việc này không phải vì lợi nhuận, tôi chưa nhận bất kỳ đồng tiền nào từ chính quyền địa phương, tôi chỉ muốn chung tay với cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh”.

Khi được hỏi về sự đồng hành của mình trong công cuộc tiếp theo chống lại dịch Covid-19, anh Nguyễn Xuân Phúc nói: “Dù đang chuẩn bị đến mùa kinh doanh của chúng tôi, nhưng nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, Nhà nước cần thì tôi sẽ đồng hành giúp đỡ những người con quê hương khi trở về”.

Giám đốc “gàn” dùng khách sạn làm nơi cách ly chống dịch Covid-19

Dùng khách sạn làm nơi cách ly tập trung, anh Phúc đã lường được những khó khăn trước mắt và về sau.

Nói về hành động đẹp của anh Phúc, ông Trần Quốc Anh - Chủ tịch UBND xã Xuân Thành cho biết: “Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, xã Xuân Thành lại có rất đông người dân đi lao động các nước trở về quê, việc tìm địa điểm để cách ly khiến lãnh đạo xã đau đầu. Trong lúc chưa biết làm thế nào, chúng tôi nhận được lời đề nghị từ anh Phúc, lấy khách sạn Hanvet làm nơi cách ly.

Chúng tôi đánh giá rất cao hành động của anh Phúc, góp phần cùng chính quyền phòng chóng dịch. Không chỉ có ở thời điểm này, trước đây, anh luôn là người đi đầu trong các chương trình từ thiện như: Trái tim cho em, tết vì người nghèo, hay chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.