Giám sát cơ chế tự chủ tại BVĐK và Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Thông qua hoạt động giám sát, HĐND tỉnh Hà Tĩnh sẽ nắm bắt các vấn đề liên quan đến mô hình hoạt động, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị...

Chiều 25/4, đoàn khảo sát chuyên đề của HĐND tỉnh về “Tình hình hoạt động, việc thực hiện cơ chế tự chủ, mô hình tổ chức của các bệnh viện, trung tâm y tế công lập trên địa bàn tỉnh” đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) và Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh.

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Đào Thị Anh Nga - trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát, lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh.

Giám sát cơ chế tự chủ tại BVĐK và Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh

Phó Giám đốc phụ trách BVĐK thị xã Kỳ Anh Nguyễn Thị Kim Oanh nêu một số khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh thời gian qua ở đơn vị.

BVĐK thị xã Kỳ Anh là bệnh viện hạng II, quy mô 250 giường bệnh; có 4 phòng chức năng và 19 khoa lâm sàng, cận lâm sàng với 229 viên chức, người lao động.

Hằng năm, bệnh viện thực hiện 100.000 lượt khám ngoại trú, 21.000 bệnh nhân điều trị nội trú, công suất sử dụng giường bệnh trung bình đạt 130%, thực hiện 6.930 kỹ thuật (trong đó có 3.985 kỹ thuật đúng phân tuyến, 2.945 kỹ thuật vượt tuyến)...

Công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật triển khai có hiệu quả; việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số được chú trọng. Hằng năm có 7-8 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, poster cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh cấp cơ sở được Sở Y tế công nhận.

Từ năm 2020 đến nay, bệnh viện đã cử 19 bác sỹ tham gia đào tạo Chuyên khoa cấp I; 8 bác sỹ học lớp chuyên khoa định hướng, chuyên khoa cơ bản; nhiều bác sỹ được đào tạo theo hướng cầm tay chỉ việc, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Ngoài ra, bệnh viện đã trích từ nguồn kinh phí của đơn vị hỗ trợ cán bộ được cử đi đào tạo chuyên khoa định hướng, chuyên khoa cơ bản số tiền 455,8 triệu đồng…

Về tự chủ tài chính, hiện nay, BVĐK thị xã Kỳ Anh đạt mức độ tự chủ tài chính là 115%; bệnh viện đã xây dựng, thực hiện nghiêm quy chế chi tiêu nội bộ, các biện pháp thực hành tiết kiệm chi và tăng thu…

Giám sát cơ chế tự chủ tại BVĐK và Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh

Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh Võ Văn Phong báo cáo tình hình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh được thành lập năm 2015 trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Dân số KHHGĐ, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thị xã Kỳ Anh. Trung tâm hiện có 2 phòng chức năng và 3 khoa chuyên môn với 15/15 biên chế được giao; tổng số biên chế hiện có của các trạm y tế là 82/84 biên chế.

Thời gian qua, Trung tâm Y tế thị xã đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật trên lĩnh vực y tế. Triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống bệnh không lây nhiễm, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình...

Giám sát cơ chế tự chủ tại BVĐK và Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh

Bí thư Thị ủy Kỳ Anh Đặng Văn Thành đề nghị tỉnh tiếp tục có các chương trình, đề án, chính sách phù hợp hỗ trợ BVĐK và Trung tâm Y tế thị xã nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ.

Tuy vậy, BVĐK thị xã còn một số khó khăn liên quan đến đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên lượt bệnh nhân khám và điều trị đều giảm. Hoạt động khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn gặp nhiều khó khăn. Các thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao chưa nhiều trong khi một số đã hư hỏng, xuống cấp. Xảy ra tình trạng bác sỹ nghỉ việc chuyển ra các bệnh viện tư nhân. Công tác số hóa trong bệnh viện còn một số bất cập...

Trung tâm Y tế thị xã cũng còn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí, cở sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu; công tác đảm bảo VSATTP thiếu nhân lực, trang thiết bị chưa đáp ứng được cầu nhiệm vụ; chất lượng khám chữa bệnh giữa các trạm y tế chưa đồng đều; cơ sở vật chất một số trạm y tế xuống cấp; thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là bác sỹ về tác tại y tế cơ sở còn khó khăn...

Về mô hình hoạt động, qua làm việc, 2 đơn vị BVĐK thị xã Kỳ Anh và Trung tâm Y tế thị xã đều đề nghị không hợp nhất.

Giám sát cơ chế tự chủ tại BVĐK và Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Đào Thị Anh Nga phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của BVĐK và Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh trong việc khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Đồng thời, đề nghị bệnh viện và Trung tâm Y tế làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến mô hình hoạt động; việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị; tỷ lệ người dân khám chữa bệnh bằng BHYT, công tác thanh quyết toán BHYT; những khó khăn, thuận lợi trong việc phấn đấu thành bệnh viện khu vực; chế độ hỗ trợ, nâng cao thu nhập cho đội ngũ y, bác sỹ và nhân viên y tế...

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.